BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG
---------------------------------------------------------------------














Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

1. Quá trình hình thành và phát triển: 

Ngay từ những ngày đầu sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Trung ương Đảng, Hồ Chủ Tịch và Chính phủ đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tuyên cáo "Về việc thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa", trong 13 Bộ đầu tiên của Chính phủ nước ta có Bộ Lao động và Bộ Cứu tế xã hội để đảm trách những nhiệm vụ về lao động, thương binh, xã hội. Tiếp đó, đến ngày 3/10/1947 Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh thành lập Bộ Thương binh và Cựu thương binh.

Ngày 16/2/1987 tại Quyết định số 782/HĐNN của Hội đồng Nhà nước (nay là Chính phủ) thành lập Bộ Lao động - Thương binh xã hội trên cơ sở sáp nhập 02 Bộ gồm Bộ Lao động và Bộ Thương binh xã hội.

Ngày 24/7/1995, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để ngành Lao động - Thương binh xã hội lấy ngày 28/8 hàng năm làm ngày truyền thống của ngành.

Trong 68 năm xây dựng trưởng thành, dù bất cứ hoàn cảnh nào, trong chiến tranh hay hòa bình, trong cơ chế cũ hay thời kỳ đổi mới, công tác Lao động, thương binh và xã hội đã trực tiếp tác động đến sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, góp phần đắc lực thực hiện hai nhiệm vụ, chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với sự trưởng thành của toàn ngành, công tác lao động thương binh và xã hội của tỉnh Cao Bằng đã có những bước phát triển cả về lượng và chất giải quyết tốt các yêu cầu cơ bản phục vụ cho công cuộc kháng chiến kiến quốc, phục vụ tiền tuyến; xây dựng trong hòa bình; giải quyết các chế độ, quyền lợi cho người lao động và người hưởng chính sách, thực hiện các công tác an sinh xã hội.

2. Sự phát triển của ngành từ năm 1945 đến nay

2.1. Công tác Lao động:

Bộ Lao động được thành lập từ ngày 28/8/1945 nhưng ở cấp tỉnh vẫn trực tiếp do Ủy ban kháng chiến phụ trách. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là giải quyết những vướng mắc giữa chủ và thợ, bảo vệ quyền lợi người lao động, thực hiện thanh tra kiểm soát thi hành luật lệ lao động. Đồng thời duy trì khu vực kinh doanh tư bản và tư nhân, làm ra nhiều của cải phục vụ cho chủ trương, diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập còn non trẻ. Ngày 19/12/1946 "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, công tác lao động tập trung vào giải quyết vấn đề di cư, tản cư, đảm bảo cho mọi người có việc làm, thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, động viên nhân tài phục vụ cho chiến đấu thắng lợi.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh rất nặng nề, nhất là việc giải quyết nạn đói và các vấn đề xã hội do chế độ cũ để lại; giải quyết giúp người dân hồi cư, ổn định về sắp xếp việc làm cho công nhân thất nghiệp và cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết. Vì vậy năm 1955 tỉnh đã thành lập Phòng Lao động gồm 03 đồng chí trực thuộc Ủy ban hành chính tỉnh để tổ chức thực hiện.

Để đáp ứng yêu cầu huy động lao động nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân và phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, tháng 9/1956 Ty Lao động Cao Bằng được thành lập gồm 05 cán bộ do đ/c Lê Dân phụ trách và đầu năm 1958 đ/c Nguyễn Việt An được bổ nhiệm làm Trưởng ty đầu tiên của Ty Lao động Cao Bằng.

Ngoài những nhiệm vụ được giao, công tác lao động tập trung hướng vào phục vụ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân lao động. Do sự phát triển của ngành, tổ chức bộ máy và cán bộ dần dần được bổ sung đến năm 1988 Sở Lao động có 06 phòng ban và hơn 20 cán bộ công chức.

Các huyện, thị xã đều có phòng Lao động; các ngành sản xuất kinh doanh có phòng Tổ chức - Lao động tiền lương; các xí nghiệp, công - nông - lâm trường có cán bộ Lao động tiền lương. Vì vậy, các chính sách, chế độ đối với công nhân viên chức và người lao động đều được đảm bảo thực hiện tốt.

2.2. Công tác Thương binh xã hội:

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, công tác thương binh xã hội chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề thương binh, liệt sỹ nên đến năm 1954 mới có 02 cán bộ bán chuyên trách nằm trong Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh. Sau năm 1965, nhiệm vụ công tác thương binh xã hội ngày càng nhiều nên bộ máy tổ chức được thành lập gọi là Ban thương binh xã hội của tỉnh gồm 03 phòng (phòng Thương binh liệt sỹ, phòng Hưu trí mất sức - tuất và điều tra tội ác chiến tranh, phòng Tổ chức hành chính) ngoài ra còn 02 bộ phận (bộ phận Khen thưởng, bộ phận Tài vụ) và 01 trạm đón tiếp thương binh với biên chế là 23 người do đ/c Tiến Quảng làm quyền Trưởng ban.

Tháng 4/1972 Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định chuyển Ban Thương binh xã hội thành Ty Thương binh xã hội do đ/c Khổng Minh làm Trưởng ty;  bộ máy tổ chức gồm 05 phòng và 01 trạm đón tiếp thương binh.

Năm 1971, phòng Thương binh xã hội được thành lập ở khắp các huyện với biên chế đông nhất là 07 người (Trùng Khánh) ít nhất là 02 người (Trà Lĩnh); đến năm 1972 có 167 xã thành lập Ban Thương binh xã hội xã.

Trải qua các thời kỳ, công tác thương binh xã hội đều tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu là xác nhận đối tượng, giải quyết các chế độ, chính sách mà Đảng và Nhà nước đa ban hành đối với người hưởng chính sách; tổ chức phát động phong trào toàn Đảng, toàn dân chăm sóc, giúp đỡ những người có công và giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

2.3 Tổ chức bộ máy:

Hai nhiệm vụ công tác Lao động, Thương binh và Xã hội qua từng giai đoạn cách mạng tuy có những nhiệm vụ khác nhau, tổ chức thực hiện khác nhau nhưng đều chung một mục đích chính là : Vì con người. Với mục đích đó, kết quả của công tác lao động, thương binh xã hội đều nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, người hưởng chính sách và đời sống của các đối tượng xã hội. Tháng 11/1987 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được thành lập trên cơ sở sáp nhập 02 Sở: Sở Lao động và Sở Thương binh xã hội. Từ đó, công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách được quy về một mối và đi vào hoạt động.

Khi mới thành lập, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có 08 phòng, ban và 02 đơn vị trực thuộc (Xí nghiệp may thương binh và Trạm tiếp đón thương binh).

Do yêu cầu nhiệm vụ, đến năm 1991 thành lập 03 đơn vị mới là:

- Chi cục di dân và phát triển kinh tế mới.

- Chương trình nước sinh hoạt nông thôn.

- Trung tâm nuôi dưỡng người già cô đơn và trẻ em mồ côi (nay là Trung tâm Bảo trợ xã hội).

Tháng 10/1992 thành lập Trung tâm xúc tiến việc làm, đến tháng 5/2006 chuyển thành Trung tâm Giới thiệu việc làm).

Tháng 12/1993 thành lập Trung tâm phòng chống ma túy (nay là Trung tâm Giáo dục lao động xã hội).

Tháng 10/1995 chuyển giao Chi cục di dân và Chương trình nước sinh hoạt nông thôn sang Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; tách chuyển giao công tác quản lý sự nghiệp Bảo hiểm xã hội để thành lập Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng.

Năm 1996 thành lập phòng Bảo trợ xã hội - xóa đói giảm nghèo.

Năm 1997 thành lập phòng chống tệ nạn xã hội.

Năm 1998 nhận bàn giao chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em tỉnh.

Năm 1999 tiếp nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề từ ngành Giáo dục đào tạo sang và tiếp nhận Trường Trung học Nông Lâm từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tháng 8 năm 2002 thành lập Trường Dạy nghề của tỉnh; đến tháng 8 năm 2007 chuyển đổi thành Trường Trung cấp nghề.

Tháng 9 năm 2003 bàn giao Trường Trung học Nông Lâm sang Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.

Tháng 8 năm 2005 thành lập phòng Quản lý đào tạo nghề.

Tháng 12 năm 2006 thành lập Trung tâm Dạy nghề cụm huyện Miền Đông và Trung tâm Dạy nghề cụm huyện Miền Tây.

Tháng 5 năm 2008 tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ Bảo vệ chăm sóc trẻ em từ Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em chuyển sang.

Đến nay, cơ cấu tổ chức của Sở gồm có:

+ 09 phòng: Văn phòng, Thanh Tra, Kế hoạch- Tài chính, Việc làm- An toàn lao động, Quản lý dạy nghề, Người có công, Bảo trợ xã hội, Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Lao động- Tiền lương- Bảo hiểm xã hội;

+ 12 đơn vị trực thuộc: Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, trường Trung cấp nghề, Trung tâm Giới thiệu việc làm, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Dạy nghề cụm huyện Miền Đông, Trung tâm Dạy nghề cụm huyện Miền Tây, Trung tâm Giáo dục lao động xã hội, Trung tâm Dạy nghề huyện Hà Quảng, Trung tâm Dạy nghề huyện Thạch An, Trung tâm Dạy nghề huyện Phục Hòa, Trung tâm Dạy nghề huyện Nguyên Bình, Trung tâm Dạy nghề huyện Hòa An.

        - Tổng số cán bộ, công chức, viên chức: 256 người, trong đó nữ: 141 người   (chiếm 55%).

        - Trình độ chuyên môn: Đại học 157 người (chiếm  61%); Cao đẳng 55 người (chiếm 21,5%); Trung học 38 người (chiếm 14,8%); còn lại là trình độ sơ cấp (chiếm 2,4%).

- Tổ chức Đảng và đoàn thể: Gồm có Đảng bộ và 06 chi bộ, 121 đảng viên chiếm 47%); 11 công đoàn cơ sở: 256 đoàn viên; Đoàn cơ sở và 04 Chi đoàn với 69 đoàn viên, Hội Cựu chiến binh: 26 hội viên, Hội Khuyến học và 05 Chi hội: 256 hội viên; Hội chữ thập đỏ cơ quan Sở: 51 Hội viên. 

Thực hiện mục tiêu của nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII, Sở Lao động - TBXH đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền trong công tác Lao động, thương binh và xã hội. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, chăm lo thực hiện tốt các chính sách xã hội nói chung và chính sách đối với người có công nói riêng. Với những cố gắng và thành tích đạt được, Sở đã được Chủ tịch nước tặng trọn bộ Huân chương Lao động, năm 2008 Sở đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng ba     

Đối với cấp huyện, thành phố có phòng học, cao Lao động - Thương binh xã hội với biên chế từ 06 đến 09 cán bộ, công chức.

Đối với cấp xã, phường có cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách công tác Lao động - TBXH. Hiện nay là công chức Văn hóa - xã hội của UBND xã, phường đảm nhiệm công tác Văn hóa thông tin và Lao động - TBXH.

3. Thành tích đã đạt được:

Để công tác thi đua thực sự phát huy được hiệu quả, Sở đã chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị, khối giao ước thi đua tiến hành kiểm tra chéo giữa các khối thi đua hàng năm; bình xét thi đua từ các khối và lập thủ tục trình khen thưởng đảm bảo dân chủ khách quan và đúng quy định; tổng kết đánh giá hiệu quả công tác thi đua khen thưởng. Các hoạt động thi đua khen thưởng đều thực hiện đúng theo luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn. Việc bình xét khen thưởng đã có nhiều đổi mới đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Ban thi đua khen thưởng tỉnh. Việc bình xét khen thưởng đảm bảo công khai dân chủ, công bằng và đúng tiêu chuẩn. Khen và thưởng chỉ xem xét đối với những tập thể và các nhân đã đăng ký các danh hiệu thi đua từ đầu năm, có đầy đủ thủ tục hồ sơ và gửi đúng thời gian quy định. Đối với các hình thức đề nghị khen thưởng đã tuân thủ các quy trình theo quy định, thủ tục hồ sơ đảm bảo đúng, đủ và kịp thời.

Thực hiện các nguyên tắc bình xét khen thưởng theo tinh thần đổi mới đã đảm bảo được sự chính xác, công bằng, gắn được vai trò trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và có tác dụng khích lệ tinh thần thi đua.

Trong những năm qua,  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đạt được nhiều thành tích, cụ thể như sau:      

Nhiều tập thể, cá nhân đã được các cấp khen thưởng có 05 đồng chí được Chủ tịch Nước tặng Huân chương lao động hạng Ba, 08 đồng chí được tặng Bằng khen của Chính phủ; 05 đồng chí được Bộ trưởng tặng Bằng khen và nhiều đồng chí được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen thành tích xuất sắc và khen chuyên đề.

* Về danh hiệu thi đua trong những năm qua:

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhân danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

Năm 2009

Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh

Số 121/QĐ-UBND, ngày 21/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Năm 2011

Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh

Số 17/QĐ-UBND, ngày 09/01/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Năm 2012

Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh

Số 83/QĐ-UBND, ngày 22/01/2013của Ủy ban nhân dân tỉnh

Năm 2013

Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh

Số 39/QĐ-UBND, ngày 15/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Năm 2015

Cờ thi đua của Bộ Lao động-TBXH

số 1886/QĐ-LĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ Lao động-TBXH

 

* Về hình thức khen thưởng

 

Năm

Hình thức

Số, ngày, tháng, năm của Quyết định khen thưởng

Năm 2008

Huân chương Độc lập hạng Ba

Số 1752/QĐ-CTN ngày 08tháng 12 năm 2008 của Chủ tịch nước

Năm 2010

Bằng khen

Số 1765/QĐ-LĐTBXH ngày 24/12/2010 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

Bằng khen

Số 148/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Năm 2011

Bằng khen

Số 18/QĐ-LĐTBXH ngày 06/01/2012 của của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

Năm 2012

Bằng khen

Số 1028/QĐ-TTg ngày 06/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ

Bằng khen

Số 11/QĐ-LĐTBXH ngày 04/01/2013 của Bộ lao động-Thương binh và Xã hội.

Năm 2013

Bằng khen

Số 16/QĐ-LĐTBXH ngày 03/01/2014 của Bộ lao động-Thương binh và Xã hội.

Huân chương Độc lập Hạng Nhì

Số 2929/QĐ-CTN ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch nước

Năm 2014

Bằng khen

Số 105/QĐ-LĐTBXH ngày 20/01/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Bằng khen

Số 100/QĐ-UBND ngày 16/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

Năm 2015

Bằng khen

Số 29/QĐ-UBND ngày 14/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng

Năm 2016

Bằng khen

Số 74/QĐ-LĐTBXH ngày 12/01/2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Bằng khen

Số 156/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng