BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG
---------------------------------------------------------------------














Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
CƠ CẤU TỔ CHỨC


1. Văn phòng; 

2. Phòng Kế hoạch - Tài chính;

3. Thanh tra; 

4. Phòng Trẻ em và Bình đẳng giới;

5. Phòng Bảo trợ xã hội;

6. Phòng Người có công;

7. Phòng Giáo dục nghề nghiệp;

8. Phòng Lao động - Việc làm;

9. Phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội;

*TỔ CHỨC BỘ MÁY:

Bộ máy lãnh đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

STT

Họ và tên

Chức vụ

Phòng ban

Số điện thoại

Email

1

Hoàng Thị Mỹ Hảo

Giám đốc

 

 

Lãnh đạo Sở



3.852.646

htmhao@caobang.gov.vn

2

Nguyễn Thị Xuân

Phó Giám đốc 3.953.534 ntxuan@caobang.gov.vn

3

Hoàng Văn Thượng Phó Giám đốc 3.888.262 thuonghv@caobang.gov.vn



4

Nguyễn Thanh Mai

Chánh Văn phòng Văn phòng Sở 3854.079  ntmai@caobang.gov.vn

5

Đỗ Minh Trọng

Chánh thanh tra

Thanh tra 

3.854.040

dmtrong@caobang.gov.vn

6

Hoàng Thị Xuyến

Trưởng phòng

Kế hoạch - Tài chính

3.854.078

htxuyen@caobang.gov.vn

7

Nông Thị Thanh Huyền

Trưởng phòng

Bảo trợ xã hội

3.853.806

ntthuyen@caobang.gov.vn

8

Bế Thị Giang

Trưởng phòng

Người có công

3.853.531

btgiang@caobang.gov.vn

9 Đào Văn Thủy Trưởng phòng Lao động - Việc làm 3.953.376 dvthuy@caobang.gov.vn

10

La Nguyễn Huệ

Phó Trưởng phòng

Lao động - Việc làm

 3.953.376

hueln@caobang.gov.vn

11

Hoàng Thị Diệp

Phó Trưởng phòng

Kế hoạch - Tài chính

3.854.011

diepht@caobang.gov.vn

12 Đặng Quang Tùng
Phó Chánh thanh tra
 Thanh tra 

3.854.040

dqtung@caobang.gov.vn

13

Trần Công Định

Trưởng phòng

Trẻ em và Bình đẳng giới

3.853.531

tcdinh@caobang.gov.vn

14

Nông Thị Dung

Phó Trưởng phòng

Phòng, chống tệ nạn xã hội

3.854.078

ntdung@caobang.gov.vn

15

Bế Minh Nhuận

Phó Trưởng phòng

Người có công

3.852.236

bmnhuan@caobang.gov.vn

16

Nguyễn Thị Nhung

Phó Trưởng phòng 

Giáo dục nghề nghiệp

3.853.806

ntnhung@caobang.gov.vn

17 Lê Chí Khiêm Phó Chánh Văn phòng Văn phòng Sở 3.828.389 khiemlc@caobang.gov.vn
18 Đàm Ngọc Hiếu Phó Trưởng phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội  3.853.752  hieudn@caobang.gov.vn
19 Nguyễn Thị Khánh Bằng  Phó Trưởng phòng  Bảo trợ xã hội  3.853.806 bangntk@caobang.gov.vn 


Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng - Đại điểm trụ sở chính: 38 Phố Xuân Trường, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. - Điện thoai: 02063 854 079, fax: 02063 852 796. Hòm thư công vụ của Sở: soldtbxh@caobang.gov.vn

Căn cứ Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2019 Quyết định sửa đổi một số điều của Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Quyết định số 09/2017/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng. Lãnh đạo Sở có Giám đốc và 03 Phó giám đốc.

Căn cứ Điều 1, Điều 2, Điều 4, Điều 4 của Thông tư số 05 ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ - CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh xác định danh mục vị trí việc làm trong cơ quan theo thứ tự sau:

          1. Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành

          1.1. Giám đốc Sở:

* Công việc lãnh đạo quản lý điều hành:

- Quản lý, chỉ đạo chung về mọi lĩnh vực công tác của ngành;  Chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của ngành; Chỉ đạo dự thảo ch­­ương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra về thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo tổ chức bộ máy; quản lý biên chế; công tác cán bộ; cải cách hành chính; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, thi đua - khen thưởng, kỷ luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện quản lý hoạt động của cơ quan sử dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2008; ISO 9001; 2015; Quản lý  tài chính - tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

- Trực tiếp quản lý, chỉ đạo công tác Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Tổ chức cán bộ; Xây dựng cơ bản; Thanh tra;

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

- Xử lý các văn bản đến hàng ngày để giao nhiệm vụ cho các phòng thực hiện.

- Xem xét, chỉnh sửa, bổ sung và ký duyệt các văn bản của phòng, đơn vị trực thuộc Sở trình (dự thảo quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quyết định, chương trình hành động, Chỉ thị, Nghị quyết, Tờ trình xin chủ trương về xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, báo cáo, trả lời ý kiến cử tri...

- Họp giao Ban lãnh đạo sở (1 lần/tuần)

- Họp giao ban tháng giữa lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc, 1 lần/tháng

- Chủ trì các cuộc họp nội bộ cơ quan (ngoài họp giao ban) và tổ chức, chủ trì họp với các ngành giải quyết các công việc liên quan tại Sở.

- Tham gia kỳ họp HĐND, các cuộc họp UBND tỉnh triển khai các công việc liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực.

- Họp Ban chấp hành Tỉnh uỷ: 4 kỳ/năm

- Nghiên cứu góp ý kiến cho văn bản của Tỉnh ủy, UBND, các ngành.

- Đi họp và làm việc ở các Bộ, Ngành Trung ương

- Đi công tác các huyện.

          1.2.  01 Phó giám đốc Sở

 * Công việc lãnh đạo, quản lý điều hành:

- Chỉ đạo điều hành các công việc thuộc lĩnh vực; Phòng, chống tệ nạn xã hội; công tác bảo trợ xã hội - Xoá đói giảm nghèo, hướng dẫn đôn đốc theo dõi, kiểm tra các công việc của phòng hàng ngày đảm bảo tiến độ và chất lượng;

- Phụ trách Cơ sở cai nghiện ma túy; Trung tâm Bảo trợ xã hội

- Chỉ đạo xây dựng chương trình, mục tiêu, kế hoạch, giải pháp về công tác bảo trợ xã hội, giảm nghèo trong từng giai đoạn và hàng năm. Tiến hành điều tra đánh giá kết quả giảm nghèo, bảo trợ xã hội.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 32 về phát triển Nghề - công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, Đề án 1215 về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thẩn  giai đoạn 2011 -2020.

- Chỉ đạo Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK hàng năm và giai đoạn.

- Chỉ đạo xây dựng các Đề án, dự án các cơ sở Bảo trợ xã hội trực thuộc ngành.

- Tham mưu giúp Giám đốc sở về công tác thường trực Ban Chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo, Nghị quyết 30a về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 05 huyện nghèo của tỉnh.

- Chỉ đạo điều hành và thực hiện các nội dung, công việc khác khi được Giám đốc ủy quyền.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

- Xử lý các văn bản đến hàng ngày để giao nhiệm vụ cho phòng được phụ trách thực hiện.

- Xử lý các văn bản và giao nhiệm vụ các phòng khi được Giám đốc ủy quyền.

- Họp giao Ban lãnh đạo sở (1 lần/tuần)

- Họp giao ban tháng giữa lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng, tháng 1 lần.

- Tham gia các cuộc họp nội bộ cơ quan (ngoài họp giao ban) và cuộc họp do Sở tổ chức với các ngành, các huyện, thị để giải quyết các công việc liên quan tại Sở (họp với phòng được phụ trách, HĐTĐKT, HĐ sáng kiến giải pháp hữu ích, Tổng kết cơ quan, hội  nghị CCVC, kiểm điểm tập thể lãnh đạo Sở). Tổ chức và chủ trì họp với các ngành về lĩnh vực Người có công, Bảo trợ xã hội...

- Tham gia các cuộc họp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ngành tổ chức

- Đi công tác ngoài tỉnh

- Đi công tác các huyện, thành phố

- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hàng năm

- Nghiên cứu góp ý cho văn bản của các ngành xin ý kiến.

- Nghiên cứu các văn bản, văn bản mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ, Ngành để vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác chuyên môn.

- Thẩm định, chỉnh sửa, bổ sung và ký các văn bản của phòng, đơn vị trực thuộc, lĩnh vực được phụ trách theo thẩm quyền.

          1.3.  01 Phó Giám đốc

* Công việc lãnh đạo, quản lý điều hành:

- Chỉ đạo xây dựng Dự thảo các quyết định, chỉ thị; ch­ư­ơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực Lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Lao động -TBXH;

- Chỉ đạo theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm.

          - Tham mưu, chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về người có công, công tác Lao động- Việc làm;

- Chỉ đạo điều hành các lĩnh vực người có công, công tác Lao động- Việc làm; Trung tâm Dịch vụ việc làm; Trung tâm Điều dưỡng người có công và CSSKCB tỉnh; Hướng dẫn đôn đốc theo dõi, kiểm tra các công việc của phòng hàng ngày đảm bảo tiến độ và chất lượng;

- Chỉ đạo điều hành và thực hiện các nội dung, công việc khác khi được Giám đốc ủy quyền.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

- Xử lý các văn bản đến hàng ngày để giao nhiệm vụ cho phòng được phụ trách thực hiện

- Xử lý các văn bản và giao nhiệm vụ các phòng khi được Giám đốc ủy quyền

- Họp giao Ban lãnh đạo sở (1 lần/ tuần)

- Họp giao ban tháng giữa lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng, tháng 1 lần

- Tham gia các cuộc họp nội bộ cơ quan (ngoài họp giao ban) và cuộc họp do Sở tổ chức với các ngành, các huyện, thị để giải quyết các công việc liên quan tại Sở (họp với phòng được phụ trách, HĐTĐKT, Tổng kết cơ quan, hội nghị CBCC, kiểm điểm tập thể lãnh đạo Sở). Tổ chức và chủ trì họp với các ngành về lĩnh vực  Phòng, chống tệ nạn xã hội, công tác Lao động -Tiền lương - Bảo hiểm xã hội.

- Tham gia các cuộc họp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ngành tổ chức

- Đi công tác ngoài tỉnh

- Đi công tác các huyện, thành phố

- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hàng năm

- Nghiên cứu góp ý cho văn bản của các ngành xin ý kiến

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách; điều chỉnh cơ chế, chính sách địa phương

- Nghiên cứu các văn bản, văn bản mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ, Ngành để vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyên môn

- Thẩm định, chỉnh sửa, bổ sung và ký các văn bản của các phòng, lĩnh vực thuộc thẩm quyền và khi được Giám đốc ủy quyền (báo cáo, Tờ trình, công văn...)

1.4. 01 Phó Giám đốc

* Công việc lãnh đạo, quản lý điều hành:

- Chỉ đạo xây dựng Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về dạy nghề; xây dựng Chương trình, Đề án, Dự án phát triển dạy nghề trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động Chương trình Bảo vệ trẻ em theo Quyết định 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng kế hoạch hoạt động các mô hình Bảo vệ trẻ em trình UBND tỉnh phê duyệt

- Chỉ đạo điều hành các công việc của phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và phòng Giáo dục nghề nghiệp, trường Trung cấp nghề; hướng dẫn đôn đốc theo dõi, kiểm tra các công việc của phòng hàng ngày đảm bảo tiến độ và chất lượng.

- Chỉ đạo điều hành và thực hiện các nội dung, công việc khác khi được Giám đốc ủy quyền.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ

- Xử lý các văn bản đến hàng ngày để giao nhiệm vụ cho phòng được phụ trách thực hiện.

- Xử lý các văn bản và giao nhiệm vụ các phòng khi được Giám đốc ủy quyền

- Họp giao Ban lãnh đạo Sở (1 lần/ tuần)

- Họp giao ban tháng giữa lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng, tháng 1 lần

- Tham gia các cuộc họp nội bộ cơ quan (ngoài họp giao ban) và cuộc họp do Sở tổ chức với các ngành, các huyện, thị để giải quyết các công việc liên quan tại Sở (họp với phòng được phụ trách, HĐTĐKT, Tổng kết cơ quan, hội  nghị CCVC, kiểm điểm tập thể lãnh đạo Sở, họp với các ngành về lĩnh vực dạy nghề và trẻ em.

- Họp UBND tỉnh, các ngành

- Đi công tác ngoài tỉnh

- Đi công tác các huyện, thành phố

- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hàng năm

- Nghiên cứu góp ý cho văn bản của các ngành xin ý kiến.

- Nghiên cứu các văn bản, văn bản mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ, Ngành để vận dụng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác chuyên môn

- Thẩm định, chỉnh sửa, bổ sung và ký các văn bản của các phòng, lĩnh vực thuộc thẩm quyền và khi được Giám đốc ủy quyền

2. Vị trí Trưởng phòng

2.1. Trưởng phòng Kế hoạch  -Tài chính

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

 -  Phân công nhiệm vụ và quản lý công chức trong phòng. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công chức trong phòng thực hiện nhiệm vụ hàng ngày đảm bảo tiến độ và chất lượng

- Tham mưu cho L·nh đạo Sở về c«ng t¸c kÕ ho¹ch - tµi chÝnh cña ngµnh.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ

- Tổng hợp trình Lãnh đạo Sở kế hoạch 5 năm, hàng năm các chương trình dự án thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

- Tổng hợp báo cáo công tác chuyên môn và xây dựng chương trình kế hoạch công tác của phòng tháng, quý, năm.

- Thực hiện tiếp nhận văn bản đi, đến, soạn thảo các loại văn bản liên quan đến công tác Kế hoạch -Tài chính.

- Phối hợp với các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc sở về công tác kế hoạch - tài chính, lập dự toán kinh phí hàng năm, kinh phí bổ sung.

- Phối hợp với các Phòng chuyên môn của Sở lập dự toán chi tiết các chương trình thực hiện theo chỉ tiêu được giao.

- Tổ chức thực hiện xét duyệt quyết toán nguồn kinh phí Địa phương và kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công.

- Chuyên quản công tác Kế hoạch tài chính đối với Trung tâm dạy nghề Cụm huyện Miền Đông, Trung tâm dạy nghề Cụm huyện Miền Tây, Trung tâm dạy nghề huyện Hà quảng, Phục Hòa.

- Trực tiếp thực hiện kế toán chi tiết, tổng hợp báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí: Chương trình MTQG về việc làm và dạy nghề, CTMTQG giảm nghèo, kinh phí Sự nghiệp bảo vệ chăm sóc trẻ em, kinh phí Đề án phát triển nghề công tác xã hội và kế toán kinh phí Quỹ bảo trợ trẻ em.

- Kiểm tra, thẩm định các văn bản do chuyên viên phòng soạn thảo, trước khi trình lãnh đạo Sở ký duyệt.

- Dự các cuộc họp: các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan, họp tổng kết năm và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức

Đi công tác trong tỉnh; Đi công tác ngoài tỉnh

          2.2. Trưởng phòng Bảo trợ xã hội

* Công việc lãnh đạo quản lý, điều hành

Quản lý, phân công, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của các công chức, nhân viên  trong phòng thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng tiến độ, có chất lượng:

Tham mưu cho lãnh đạo sở tổ chức các cuộc họp với các sở, ban, ngành liên quan để phối hợp thực hiện các công việc do phòng phụ trách

Xây dựng kế hoạch chương trình công tác của phòng và kế hoạch triển khai thực hiện CTMTQGGN, NQ 30a, các kế hoạch thực hiện công tác bảo trợ xã hội hàng năm và giai đoạn.

Chỉ đạo xây dựng các văn bản hướng dẫn các huyện, thành phố, các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn của tỉnh triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo - bảo trợ xã hội

Chỉ đạo, phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức triển khai tập huấn, truyền thông các chương trình do phòng phụ trách

 Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các huyện, thành phố thực hiện điều tra, khảo sát, rà soát đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo hàng năm và đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh;

Nắm tình hình quản lý, theo dõi kết quả thực hiện các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn trong và ngoài tỉnh

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ

 Xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm, của phòng; tổ chức, triển khai, đôn đốc, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về kết quả công tác của phòng.

Dự các cuộc họp: dự họp và làm việc tại Bộ, dự họp tại UBND tỉnh và các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức. Tổ chức và chủ trì  các cuộc họp phòng

Nghiên cứu văn bản hướng dẫn của cấp trên, soạn thảo các tài liệu tập huấn, truyền thông nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo - Bảo trợ xã hội.

Chuẩn bị các cuộc họp Ban chỉ đạo thuộc lĩnh vực phòng tham mưu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Nghị quyết 30a/CP, Người Cao tuổi, chăm sóc TE có hoàn cảnh ĐBKK, Đề án 32 - Quyết định 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020, Đề án- Quyết định 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Chính phủ về “Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020.

Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm và giai đoạn. tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của phòng

 Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các chuyên đề khác thuộc Sở; và một số văn bản khác.

Kiểm tra, thẩm định các văn bản do chuyên viên phòng soạn thảo, trước khi trình lãnh đạo Sở ký duyệt.

Dự các cuộc họp: các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan, họp tổng kết năm và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức

 Đi công tác trong tỉnh; Đi công tác ngoài tỉnh

          2.3. Trưởng phòng Người có công

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở về việc quản lý, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, kiểm tra đôn đốc công chức trong phòng thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của phòng được giao đảm bảo tiến độ và chất lượng:

Theo dõi, quản lý và giải quyết các chính sách, chế độ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh; hồ sơ đối với quân nhân, công an nhân dân theo Quyết định 142 và Quyết định 53; công tác điều dưỡng, điều trị và trang cấp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng; Cấp đổi thẻ thương bệnh binh...

Theo dõi, quản lý và giải quyết các chính sách liên quan đến công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ; mộ liệt sỹ do gia đình tự nguyện giữ lại quản lý ở nghĩa trang gia tộc

    Theo dõi công tác điều dưỡng người có công cách mạng

Theo dõi chính sách, chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

    * Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

 Phụ trách chung và chịu trách nhiệm vụ mọi hoạt động của phòng

 Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của phòng

 Nhận văn bản, nghiên cứu văn bản và phân văn bản cho nhân viên trong phòng thực hiện

 Tham mưu giúp lãnh đạo Sở các lĩnh vực về chế độ chính sách đối với người có công

 Báo cáo định kỳ, đột xuất

Theo dõi chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách người có công

  Theo dõi công tác phong trào xã, phường, thị trấn làm tốt công tác TBLS&NCC và thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng tiêu biểu trong các lĩnh vực

 Theo dõi công tác phụng dưỡng, đơn vị nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng và tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho gia đình chính sách

Theo dõi phong trào chăm sóc người có công: Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, xây dựng sửa chữa nhà tình nghĩa

 Thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng, giải quyết chế độ Điều dưỡng luân phiên, định kỳ cho đối tượng NCC.

           Phụ trách công tác thi đua khen thưởng của phòng

 Dự các cuộc họp: các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan, họp tổng kết năm và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức

 Kiểm tra, thẩm định các văn bản do chuyên viên phòng soạn thảo, trước khi trình lãnh đạo Sở ký duyệt.

 Dự các cuộc họp: các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan, họp tổng kết năm và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức

 Đi công tác trong tỉnh; Đi công tác ngoài tỉnh

          2.4. Trưởng phòng Lao động - Việc làm.

          * Công việc lãnh đạo, quản lý

          Điều hành chung, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của phòng về lĩnh vực lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh; xây dựng, triển khai các chính sách Chương trình, đề án, dự án được lãnh đạo sở giao; trực tiếp phụ trách lĩnh vực lao động, việc làm.

Các chính sách hỗ trợ việc làm, thị trường lao động, điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động.

Quản lý lao động là người nước ngoài; cấp giấy phép cho lao động người nước ngoài

Chế độ đối với người động: hợp đồng lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, chế độ đối với người lao động trong sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước; chế độ tiền lương.

Hoạt động tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo.

Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

Xây dựng kế hoạch công tác năm của phòng; kế hoạch phát triển KTXH, kế hoạch triển khai nhiệm vụ theo từng lĩnh vực

Xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí

Nghiên cứu, dự thảo các văn bản chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực chuyên môn Tổ chức các hội nghị tập huấn, tuyên truyền tại tỉnh, huyện  Thẩm định văn bản, số liệu, đơn thư thuộc nhiệm vụ của phòng trước khi trình lãnh đạo Sở ký (văn bản do chuyên viên soạn thảo)

Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập thông tin cung - cầu lao động

Thẩm định thủ tục hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép cho lao động nước ngoài

Nghiên cứu, chuẩn bị nội dung hội nghị tập huấn, tuyên truyền lĩnh vực: lao động, việc làm, thông tin thị trường lao động…

Khảo sát thị trường lao động ngoại tỉnh; kiểm tra tình hình lao động đang bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài tại các cơ sở đào tạo xuất khẩu lao động

Tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, tổng kết, sơ kết (do tỉnh và Trung ương tổ chức) Kiểm tra, giám sát công tác lao động, việc làm

Tham gia các cuộc họp với các cơ quan, đơn vị, sở ngành liên quan.

Họp giao ban của cơ quan, sinh hoạt chi bộ; họp phòng, hội ý, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn với cán bộ công chức trong phòng

Phối hợp trao đổi nghiệp vụ với các cơ quan đơn vị, các phòng chuyên môn của sở

Báo cáo kết quả thực hiện các lĩnh vực (cả định kỳ và đột xuất ); Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của phòng theo tháng, quý, năm

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá công chức; công tác thi đua khen thưởng của phòng, khối thi đua; khen thưởng theo lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ

2.5. Trưởng phòng Trẻ em và Bình đẳng giới

* Công việc lãnh đạo, quản lý

Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở về việc Quản lý, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, kiểm tra đôn đốc công chức trong phòng thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của phòng được giao đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Tham mưu cho lãnh đạo Sở về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới

Tham mưu, chỉ đạo về công tác Quỹ Bảo trợ trẻ em

Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hoạt động Chương trình Bảo vệ trẻ em theo Quyết định 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ

Xây dựng kế hoạch hoạt động các mô hình Bảo vệ trẻ em trình UBND tỉnh phê duyệt

Nghiên cứu, biên tập tài liệu, xây dựng kế hoạch truyền thông về BVCS trẻ em. Nghiên cứu các văn bản về chức năng, nhiệm vụ của ngành và của công tác BVCSTE

Tổ chức các hội nghị tập huấn công tác BVCSTE, xây dựng xã phường phù hợp với TE tại tỉnh, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác BVCSTE và triển khai các mô hình bảo vệ trẻ em tại các huyện

Tham gia tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác BVCSTE, các chương trình, dự án do Cục BVCSTE tổ chức

Xây dựng kế hoạch hàng năm phối hợp với tổ chức SAPVN và Bệnh viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng Thái Nguyên cho TE về phẫu thuật cho trẻ em khuyết tật hệ vận động.

Hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố bằng văn bản về vận động xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em, phương pháp vận động Quỹ trong Tháng hành động vì trẻ em.

Xây dựng báo cáo định kỳ 5 năm, 10 năm về công tác BVCSTE

Xây dựng Chương trình hành động vì trẻ em

Hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, lập danh sách TE có hoàn cảnh đặc biệt, con gia đình chính sách, hiếu học, học giỏi...đủ điều kiện đề nghị tặng học bổng từ QBT trẻ em huyện, tỉnh và Trung ương

Thẩm định dự toán kinh phí QBT trẻ em, các văn bản của Quỹ và ký tắt trước khi trình lãnh đạo ký ban hành

Biên tập tài liệu truyền thông: tờ rơi, tờ gấp, sách mỏng, Pa nô, tranh Poster tuyên truyền cho Quỹ

Tham dự tập huấn công tác QBT trẻ em ở tỉnh và Trung ương; Tập huấn cho các huyện, thành phố về công tác QBTTE

Kiểm tra công tác BVCSTE và tổ chức triển khai thực hiện các mô hình tại các huyện, kiểm tra, giám sát công tác QBTTE.

Xây dựng kế hoach thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới trình UBND tỉnh phê duyệt; Nghiên cứu, xây dựng Chương trình công tác hàng năm (nghiên cứu, tổng hợp, soạn thảo)

Xây dựng kế hoach sử dụng kinh phí chương trình quốc gia về bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh (BĐG&VSTBCPN); xây dựng kế hoạch triển khai mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới và xây dựng Kế hoạch phân bổ kinh phí tập huấn BĐG&VSTBCPN hàng năm cho các huyện, Thành phố

Xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác BĐG&VSTBCPN

Tổ chức và tham gia đánh giá công chức định kỳ 6 tháng và 1 năm

Kiểm tra, thẩm định các văn bản do chuyên viên phòng soạn thảo, trước khi trình lãnh đạo Sở ký duyệt.

 Dự các cuộc họp: các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan, họp tổng kết năm và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức

 Đi công tác trong tỉnh; Đi công tác ngoài tỉnh      

          2.6. Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

Quản lý, phân công nhiệm vụ, hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công chức trong phòng thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng tiến độ, có chất lượng

 Tham mưu giúp Lãnh đạo sở về chuyên môn nghiệp vụ công tác Giáo dục nghề nghiệp;

           Chỉ đạo công tác quản lý việc thành lập, chia tách, sáp nhâp, chuyển đổi, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề; cấp phép hoạt động dạy nghề;

 Chỉ đạo xây dựng Danh mục nghề đào tạo; Mức chi phí đào tạo; Tiêu chuẩn nghề đào tạo; phương pháp đào tạo; nghiên cứu tiếp cận với công tác đào tạo nghề Quốc tế để có cơ sở tham mưu, đề xuất hợp tác

Chỉ đạo công tác tuyển sinh; công tác học sinh, sinh viên; công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; công tác quản lý giáo vụ, quản lý việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề; thống kê nguồn đào tạo nghề, nhu cầu học nghề và kết quả đào tạo nghề hàng năm trên địa bàn tỉnh. 

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

 Xây dựng kế hoạch công tác phòng hàng năm, bản phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức trong phòng

Nghiên cứu các văn bản về dạy nghề và các văn bản liên quan đến công tác Giáo dục nghề nghiệp.

 Xây dựng Chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp; Xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề- Xây dựng Kế hoạch dạy nghề giai đoạn (5 năm); Xây dựng Kế hoạch dạy nghề hàng năm; Xây dựng Chương trình, Đề án, Dự án phát triển dạy nghề trên địa bàn tỉnh; Xây dựng Chương trình, kế hoạch thực hiện xã hội hóa dạy nghề; Hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện công tác xã hội hóa dạy nghề; Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn về học nghề

Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với phòng Lao động- TB&XH các huyện, thành phố và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh;

 Kiểm tra việc chấp hành Pháp luật về dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề.

 Thẩm định kế hoạch tuyển sinh và kết quả tuyển sinh dạy nghề dài hạn; Thẩm định các kế hoạch dạy nghề ngắn hạn của các cơ sở dạy nghề; Thẩm định dự toán kinh phí dạy nghề ngắn hạn của các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp; Thẩm định Danh mục nghề đào tạo và mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình tỉnh phê duyệt.

 Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở làm công tác Giáo dục nghề nghiệp

 Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, tư vấn về học nghề

 Tổ chức điều tra, khảo sát và thẩm định, tổng hợp kết quả điều tra khảo sát nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh

 Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuât theo yêu cầu của nội bộ ngành, các ngành của tỉnh; HĐND, UBND tỉnh và trung ương

Chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp, hội nghị sơ kết, tổng kết của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg tỉnh Cao Bằng.

 Dự các cuộc họp: các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan, họp tổng kết năm và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức

 Đi công tác trong tỉnh; Đi công tác ngoài tỉnh

2.7. Trưởng phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội

* Công việc chỉ đạo, điều hành

 Tham mưu giúp lãnh đạo Sở về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh

 Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; Chỉ đạo xây dựng  kế hoạch công tác cai nghiện phục hồi; Chỉ đạo triển khai một số mô hình điển hình về phòng chống ma túy và quản lý người nghiện sau cai;- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác phòng chống tệ nạn mại dâm, xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh; Chỉ đạo xây dựng  kế hoạch công tác phòng chống mua bán người; Chỉ đạo công tác tổ chức, tài chính - kế toán; Tổng hợp; Thi đua khen thưởng; Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện phối hợp liên ngành, đoàn thể liên quan thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

 Chỉ đạo các cuộc họp do phòng tổ chức.

 Trình Lãnh đạo Sở và UBND tỉnh các nội dung, chương trình kế hoạch công tác năm, các dự án, đề án của phòng

 Trực tiếp xây dựng đề án, nghị quyết và các phụ lục, tờ trình, gửi UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh

 Trực tiếp soạn thảo các văn bản hướng  dẫn các huyện thành phố kiểm tra, rà soát số nạn nhân bị mua bán trở về, chương trình cai nghiện phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy, mại dâm

 Thẩm định các báo cáo hàng tháng, quý, văn bản hướng dẫn chỉ đạo các huyện của công chức trong phòng

 Xây dựng kế hoạch công tác và dự toán kinh phí năm tiếp theo gửi Tài chính, Cục PCTNXH; Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, dạy nghề cho các đối tượng cai nghiện tại Trung tâm

 Kiểm tra, nắm tình hình kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm theo Nghị quyết liên tịch số 01; Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã theo Thông tư liên tịch số 27; Kiểm tra, đôn đốc các huyện thành phố rà soát số nạn nhân bị mua bán trở về lập hồ sơ để hỗ trợ khó khăn ban đầu tái hòa nhập cộng đồng; Kiểm tra các đơn vị thực hiện các mô hình thí điểm, tổng hợp kết quả và xây dựng phương án cho năm tới; Kiểm tra đánh giá tại một số huyện thực hiện công tác phòng chống tệ nạn mại dâm.

 Phối hợp triển khai tại các xã điểm xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống ma túy, quản lý sau cai nghiện, giúp đỡ tạo việc làm cho người sau cai nghiện; Phối hợp với các cơ quan đoàn thể liên quan tổ chức các buổi tọa đàm về phòng chống tệ nạn xã hội; Phối hợp liên ngành thực hiện công tác kiểm tra các đơn vị, nhà hàng, khách sạn nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn mại dâm

 Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ quy định tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh

 Hướng dẫn Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh các thủ tục tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về; Hướng dẫn tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao năng lực cán bộ phổ biến giáo dục pháp luật giải quyết, xử lý các nhiệm vụ

 Tổng hợp báo cáo kết quả điều tra đánh giá tỷ lệ tái nghiện sau cai

 Dự hội nghị và hỗ trợ công tác chuyên môn về phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm, mua bán người tại cấp huyện

 Dự họp và làm việc tại Cục PCTNXH, ngoài tỉnh; Đi công tác tại các huyện để kiểm tra, đánh giá, nắm tình hình việc chỉ đạo và thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại cơ sở

2.8. Chánh Thanh tra

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

Phân công nhiệm vụ và quản lý công chức trong phòng. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công chức trong phòng thực hiện nhiệm vụ hàng ngày đảm bảo tiến độ và chất lượng:

 Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm trình Giám đốc Sở quyết định và tổ chức thực hiện.

 Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, thương binh và xã hội của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thành phố .    

 Chỉ đạo quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

 Chỉ đạo kiến nghị Giám đốc sở giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; kiến nghị Giám đốc sở xem xét trách nhiệm và xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của sở.

 Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định thuộc về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành;

 Chỉ đạo công tác phổ biến giáo dục pháp luật; công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; công tác tiếp nhận, hướng dẫn và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nội dung liên quan thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của sở.

Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị huỷ bỏ quyết định trái pháp luật về lao động, thương binh và xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ cho rằng hành vi, quyết định đó gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình thanh tra.

 Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng trong lĩnh vực Lao động, thương binh và xã hội

 Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tổng hợp, báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc Giám đốc Sở giao;

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ

 Xây dựng Kế hoạch thanh tra, Chương trình công tác hàng năm

Trực tiếp theo dõi, tiếp nhận và thực hiện giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở.

Xây dựng kế hoạch chương trình công tác về lĩnh vực ATVSLĐ và kế hoạch triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ hàng năm và giai đoạn

Nghiên cứu văn bản hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp các sở, ban, ngành, huyện, thành phố tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ

Nghiên cứu, hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ; kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng háo đặc thù về ATVSLĐ

Xây dựng các văn bản hướng dẫn các huyện, thành phố, tỉnh triển khai thực hiện Chương trình QGATVSLĐ

Tham dự các cuộc họp giao ban của cơ quan hàng tháng, họp phòng.

 Chuẩn bị cho công tác thanh tra, tham gia trực tiếp thanh tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra (xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra định kỳ ) đối với từng cuộc thanh tra.

 Tham gia các cuộc Thanh tra liên ngành

 Xây dựng báo cáo công tác 9 tháng; báo cáo tổng kết công tác hàng năm

 Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm ngoài tỉnh

 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý từng cuộc thanh tra; hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành kế hoạch và đầu tư cho các Sở, ngành, huyện, thành phố; hướng dẫn kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của trưởng phòng và thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở trong việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra; Điều tra tai nạn lao động.

 Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu; các văn bản pháp luật mới của Tỉnh, Trung ương về công tác thanh tra

Kiểm tra, thẩm định các văn bản do chuyên viên phòng soạn thảo, trước khi trình lãnh đạo Sở ký duyệt.

Dự các cuộc họp: các ngành liên quan, họp giao ban cơ quan, họp tổng kết năm và một số cuộc họp khác do Sở tổ chức

- Đi công tác trong tỉnh; Đi công tác ngoài tỉnh

2.9. Chánh Văn Phòng

* Công việc lãnh đạo quản lý, điều hành:

Phân công nhiệm vụ và quản lý công chức, nhân viên trong phòng. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công chức, nhân viên của Văn phòng thực hiện nhiệm vụ hàng ngày đảm bảo tiến độ và chất lượng:

 Chỉ đạo về thực hiện công tác qui hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức bộ máy và nhân sự; tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động; công tác thi đua khen thưởng; các chế độ chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, hưu trí, nâng lương, theo đúng chế độ, chính sách và thẩm quyền.

 Chỉ đạo công tác: Cải cách hành chính; tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2008; 9001:2015 tại Sở.

 Chỉ đạo, quản lý công tác văn thư - lưu trữ, sử dụng con dấu và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

 Chỉ đạo, quản lý tài chính - kế toán, tài sản, kho, quỹ, phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất, trụ sở cơ quan.

 Chỉ đạo công tác bảo vệ cơ quan, an ninh nội bộ, bảo mật, công tác dân quân, tự vệ; phòng cháy chữa cháy; phòng chống lụt bão, quản lý an toàn lao động; vệ sinh môi trường. Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, xây dựng cơ quan văn hóa, công tác kê khai tài sản thu nhập.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ

Tham dự các cuộc họp giao ban của cơ quan; Tham dự cuộc họp Ban Lãnh đạo Sở

 Chuẩn bị cho cuộc họp đánh giá, phân loại CC, VC & nhân viên cuối năm; Họp đánh giá, phân loại CC, VC & nhân viên cuối năm

 Chuẩn bị cho cuộc họp Hội đồng sáng kiến, giải pháp hữu ích và Hội đồng  thi đua khen thưởng

 Tham dự cuộc họp Hội đồng sáng kiến, giải pháp hữu ích và Hội đồng thi đua khen thưởng cuối năm

 Chuẩn bị cho cuộc họp tổng kết cuối năm

 Tham gia các cuộc họp do Sở tổ chức với các ngành, các huyện, thị để giải quyết các công việc liên quan tại Sở. Tổ chức và chủ trì họp phòng

 Chuẩn bị cho cuộc họp Kiểm điểm tập thể lãnh đạo Sở cuối năm; Tham dự cuộc họp Kiểm điểm tập thể Lãnh đạo Sở cuối năm

Tham gia các lớp bồi dưỡng hàng năm

Xây dựng Kế hoạch biên chế hàng năm

 Soạn thảo văn bản tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức họp Lãnh đạo Sở, hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định.

 Xây dựng Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Sở và cán bộ lãnh đạo cấp phòng hàng năm.

 Thẩm định Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cơ quan hàng năm.

 Thẩm định công văn, triển khai việc đánh giá công chức, viên chức và nhân viên của Sở cuối năm.

Làm thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức, viên chức.

 Soạn thảo các Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, phân công công tác, cử đi học, quyết định nâng lương, phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề, thông báo nghỉ hưu, quyết định nghỉ hưu…

 Rà soát công văn kèm hồ sơ nâng lương trước thời hạn

Rà soát, cập nhật, quản lý hồ sơ công chức, viên chức, nhân viên cơ quan

 Soạn thảo biên bản họp Hội đồng sáng kiến, giải pháp hữu ích và Hội đồng thi đua khen thưởng.

Hoàn thiện các thủ tục hồ sơ sau họp kiểm điểm Tập thể lãnh đạo Sở

 Xây dựng Chương trình công tác hàng năm của Phòng; Xây dựng báo cáo công tác chuyên môn tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm của phòng.

Thẩm định báo cáo sơ kết 6 tháng, năm của Sở

 Xây dựng các báo cáo thực hiện nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh;

Soạn thảo Thông báo kết luận các cuộc họp giao ban, chương trình công tác tháng của Sở.

 Nghiên cứu, soạn thảo ý kiến góp ý cho các văn bản của UBND tỉnh, Tỉnh ủy, các ngành liên quan.

Thẩm định Công văn cử công chức, viên chức tham gia các tổ chức phối hợp liên ngành.

 Xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế  làm việc và các quy định nội bộ của cơ quan; Xây dựng Kế hoạch thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Báo cáo công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí quý, năm

 Kiểm tra, thẩm định các văn bản do chuyên viên phòng soạn thảo, trước khi trình lãnh đạo Sở ký duyệt, Ký văn bản của văn phòng: lịch công tác, lệnh điều xe, phiếu xuất xăng, giấy đi đường.

 Giúp lãnh đạo theo dõi, đôn đốc các phòng, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức Sở thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, thực thi công vụ, xử lý công việc đầy đủ, kịp thời theo quy định, thực hiện quy chế làm việc và các quy định khác của cơ quan.

 Đi công tác trong tỉnh; Đi công tác ngoài tỉnh.

3)  Vị trí Phó Trưởng phòng và tương đương:

3.1. Phó trưởng phòng Kế hoạch -Tài chính

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

Quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động của phòng khi được ủy quyền.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

Tham mưu giúp Lãnh đạo Sở các lĩnh vực: công tác dự toán ngành; công tác xây dựng cơ bản; Công tác quản lí tài chính đối với chương trình Quốc gia An toàn vệ sinh lao động; chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em

Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác XDCB; công tác quản lí tài chính đối với một số đơn vị trực thuộc; và một số chương trình MTQG

Tiến hành thanh toán, lập báo cáo quyết toán một số chương trình QG; tổng hợp dự toán; quyết toán ngành;

Kiểm tra, đối chiếu dự toán năm của cơ quan Sở và  đơn vị trực thuộc

Tổng hợp dự toán toàn ngành, lập Dự toán và đối chiếu với Sở Tài chính

Kiểm tra chứng từ, kiểm tra báo cáo quyết toán năm ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí do Sở giao cho cơ quan Sở và 03 đơn vị trực thuộc phụ trách chuyên quản

Tổng hợp báo cáo quyết toán toàn ngành các nguồn kinh phí (ngân sách địa phương, chương trình MTQG, Chương trình Quốc gia, kinh phí XDCB...)

Lập biên bản thẩm định quyết toán toàn ngành với Sở Tài chính

Ra Thông báo duyệt quyết toán năm cho cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc Sở

Tổng hợp, lập thủ tục phân bổ dự toán các nguồn kinh phí (gồm kinh phí địa phương, chương trình MTQG) của cơ quan sở và các đơn vị trực thuộc trình Sở Tài chính thẩm định

Cân đối dự toán, điểu chỉnh kinh phí giao trong năm, lập thủ tục trình UBND tỉnh xin điều chỉnh dự toán; tiến hành phân bổ và ra Quyết định giao dự toán điều chỉnh cho các đơn vị

Lập các thủ tục (gồm: Tờ trình xin chủ trương đầu tư, Tờ trình xin phê duyệt dự án đầu tư, Tờ trình xin phê duyệt kế hoạch đầu thầu...) trình UBND tỉnh và Bộ Lao động -TBXH phê duyệt các dự án do ngành được giao làm chủ đầu tư

Tổ chức mở thầu; lập báo cáo, thẩm định kết quả trúng thầu; Ra Quyết định phê duyệt dự toán, thiết kế; Quyết định phê duyệt Nhà thầu trúng thầu; Quyết định điều chỉnh cơ cấu vốn...

Tổ chức giao đất, giao mặt bằng xây dựng, kiểm tra tiến độ xây dựng công trình; Hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ (nhật ký thi công, hồ sơ hoàn công...) các Nhà thầu lập các thủ tục thanh toán khối lượng hoàn thành

Kiểm tra thủ tục thanh toán các công trình do Nhà thầu xây dựng

Thực hiện lập dự toán và kiểm tra dự toán đầu năm

Hướng dẫn các thủ tục thanh toán cho phòng chuyên môn, phòng Lao động-TBXH các huyện, thành phố và các đơn vị hợp đồng với Sở thực hiện dự án

Thực hiện thanh toán các nội dung chi thuộc hoạt động của từng dự án

Thực hiện đối chiếu số liệu với kho bạc

Thực hiện lên sổ sách báo cáo quyết toán tài chính, đối chiếu sổ sách kế toán, kiểm kê quỹ tiền mặt, kiểm kê tài sản cố định

Xây dựng dự toán, xây dựng kế hoạch hoạt động, thảo hợp động công việc thực hiện với Dự án DBRP (Dự án phát triển kinh doanh với người nghèo)

Thanh toán các khoản chi hoạt động thuộc nội dung của dự án; Tổng hợp chứng từ thanh toán; lập báo cáo quyết toán, lên sổ sách kế toán; lập biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện; lập biên bản thanh lý hợp đồng

Lập các thủ tục trình duyệt giá, trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu; xây dựng hồ sơ mời thầu (gói thầu thuộc các dự án đầu tư XDCB; gói thầu mua gạo cho hộ nghèo; gói thầu mua sắm trang thiết bị cho TTDN các huyện; gói thầu mua quà cho các đối tượng chính sách...)

Tổ chức mở thầu; thẩm định kết quả đấu thầu; ra thông báo trúng thầu và kết quả trúng thầu; thương thảo và hoàn thiện hợp đồng, kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng; Lập các thủ tục hồ sơ trúng thầu, báo cáo quyết toán các gói thầu

Báo cáo UBND tỉnh về việc triển khai, thực hiện công tác chuyên môn của phòng và công tác XDCB của các dự án đầu tư

Tổng hợp chứng từ thanh toán; lập báo cáo quyết toán, lên sổ sách kế toán; lập biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện; lập biên bản thanh lý hợp đồng

Tổng hợp chứng từ thanh toán; lập báo cáo quyết toán, lên sổ sách kế toán; lập biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện; lập biên bản thanh lý hợp đồng;

Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư tình hình giải ngân vốn; tình hình xử lý nợ đọng XDCB; tình hình thực hiện công tác đấu thầu; tình hình thực hiện giám sát các công trình XDCB, tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng...

Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư tình hình giải ngân vốn; tình hình xử lý nợ đọng XDCB; tình hình thực hiện công tác đấu thầu; tình hình thực hiện giám sát các công trình XDCB, tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng...

Báo cáo Bộ Lao động -TBXH tình hình triển khai thực hiện các dự án do Bộ đầu tư; Báo cáo Sở Tài chính về tình thực hiện dự toán; thanh toán; Báo cáo Sở Xây dựng về tình hình công tác XDCB...

Hướng dẫn, kiểm tra công tác tài chính, công tác xây dựng kế hoạch, công tác xây dựng dự toán tại các đơn vị trực thuộc, tham gia đoàn thanh tra của Sở về công tác tài chính tại đơn vị trực thuộc

Nghiên cứu văn bản về công tác kế toán tài chính, luật ngân sách nhà nước.

Họp triển khai công tác chuyên môn; giao ban, tổng kết, triển khai các công việc của phòng.

Dự tập huấn tại Trung ương và các tỉnh khác về việc triển khai xây dựng kế hoạch, dự toán, công tác kế toán chương trình MTQG

 Đi công tác trong tỉnh.

3.2. Phó Trưởng phòng Bảo trợ xã hội

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

          Quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động của phòng khi Trưởng phòng ủy quyền.

           Chỉ đạo, phân công công việc, đôn đốc, kiểm tra công chức của phòng thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch công tác đảm bảo tiến độ và chất lượng.

*  Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

           Hướng dẫn, tổ chức thực hiện về chuyên môn nghiệp vụ đối với Phòng Lao động- Thương binh và xã hội các huyện, thành phố các lĩnh vực bảo trợ xã hội; Hướng dẫn triển khai thực hiện công tác bảo trợ xã hội, công tác người cao tuổi, người tàn tật, trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng, cứu trợ đột xuất; trực tiếp thẩm định, rà soát, tổng hợp kết quả báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Theo dõi hoạt động của các Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc ngành quản lý.

Tham dự các lớp tập huấn ngoài tỉnh và Trung ương

Tham dự các hội nghị tập huấn về công tác chuyên môn tại các Sở, ban, ngành, đoàn thể

Họp giao ban tại Sở (mỗi quý 01 lần) Sơ kết 6 tháng, tổng kết năm của cơ quan

Xây dựng kế hoạch công tác năm thuộc lĩnh vực phân công Xây dựng Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo trợ xã hội

Xây dựng Dự thảo quy chế hoạt động của các tổ chức Hội, Ban công tác

Xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp người tàn tật, người cao tuổi trên địa bàn của tỉnh

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát tại cơ sở

Triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ công tác

Hướng dẫn các đơn vị thực hiện kế hoạch về công tác bảo trợ xã hội, công tác giảm nghèo

Trực tiếp thẩm định danh sách, trình phê duyệt các đối tượng BTXH đề nghị hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng

Thẩm đinh, kiểm tra, tổng hợp danh sách đề nghị cứu đói giáp hạt, cứu đói Tết

Xây dựng dự toán, phân bổ kinh phí về công tác BTXH cho các huyện, thành phố

Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đối tượng tâm thần tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội

Thực hiện khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật và đưa đối tượng đi phẫu thuật, phục hồi chức năng

Kiểm tra thực hiện công tác BTXH tại cơ sở huyện, thành phố

Kiểm tra cứu trợ đột xuất, thiên tai, bão lũ, sạt lở đất...

Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo trợ xã hội định kỳ, đột xuất

Tổng hợp báo cáo công tác người cao tuổi

Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát đối tượng BTXH

Tổng hợp báo cáo kết quả thiết hại do thiên tai bão lũ, mưa đa, sạt lở đất;

Tổng hợp báo cáo công tác quản lý đối tượng tâm thần tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội

3.3. Phó trưởng phòng Người có công

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

Quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động của phòng khi Trưởng phòng ủy quyền.

 Thực hiện quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 và đơn giản hoá thủ tục hành chính

          Chỉ đạo, phân công công việc, đôn đốc, kiểm tra công chức của phòng thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch công tác đảm bảo tiến độ và chất lượng.

          * Công việc chuyên môn nghiệp vụ

    Tiếp nhận và lập thủ tục đề nghị cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công

    Theo dõi chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở người có công

    Lập kế hoạch kinh phí thăm viếng, trợ cấp và hướng dẫn trợ cấp nhân dịp Tết Nguyên đán và 27/7 hàng năm

    Tiếp nhận, thẩm định và thực hiện chế độ trợ cấp đối với thân nhân liệt sĩ

Tiếp nhận, thẩm định và đề nghị giải quyết các chế độ đối với: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (LTCM), người hoạt động từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 (TKN) và thân nhân của họ; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; người có công giúp đỡ cách mạng; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc (thâm niên kháng chiến)

    Tiếp nhận, theo dõi, thẩm định và đề nghị tặng thưởng Huân chương Độc lập cho gia đình có nhiều liệt sĩ

Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” theo Pháp lệnh số 05

 Thẩm định hồ sơ di chuyển hài cốt liệt sỹ, giới thiệu giám định ADN xác định danh tính liệt sỹ; trả lời đơn thư tìm mộ liệt sỹ;  thanh toán bốc, xây mộ liệt sỹ do gia đình quản lý tại nghĩa trang gia tộc

Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ công nhận liệt sỹ và giải quyết các chế độ đối với thân nhân liệt sỹ (liệt sỹ mới công nhận, bổ sung thân nhân liệt sỹ, vợ hoặc chồng liệt sỹ có vợ hoặc chồng khác, con liệt sĩ bị khuyết tật...); điều chỉnh thông tin cá nhân trong hồ sơ liệt sĩ.

3.4. Phó trưởng phòng Lao động –Việc làm

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

Quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động của phòng khi được  ủy quyền.

 - Thực hiện quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 và đơn giản hoá thủ tục hành chính

Điều hành chung, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên  môn của phòng về lĩnh vực lao động – việc làm trên địa bàn tỉnh.

tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu, kế hoạch, giải pháp về công tác lao động - việc làm hàng năm và theo từng giai đoạn.

Triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hướng dẫn triển khai các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phát triển thị trường lao động, thu thập thông tin cung – cầu lao động, theo dõi công tác chuyên môn các Trung tâm Giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh.

 Hướng dẫn thực hiện các quy định về lao động nước ngoài; hợp đồng lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, chế độ đối với người lao động trong sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước; chế độ tiền lương.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ

Lĩnh vực lao động, tiền lương: Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; giải quyết tranh chấp lao động và đình công; chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp; Hướng dẫn việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật.

Lĩnh vực việc làm, xuất khẩu lao động: Hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm mới, thông tin thị trường lao động, chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người chưa thành niên, người tàn tật, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch chuyển; Quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm; Cấp, đổi, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp; Thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.

          - Chỉ đạo, phân công công việc, đôn đốc, kiểm tra công chức của phòng thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch công tác đảm bảo tiến độ và chất lượng.

3.5. Phó trưởng phòng Trẻ em và Bình đẳng giới

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành

Quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động của phòng khi Trưởng phòng ủy quyền.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH của ngành thuộc lĩnh vực Bảo vệ chăm sóc trẻ em

Hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố bằng văn bản về nhiệm vụ BVCSTE; việc quản lý, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi

Tham gia hội nghị tập huấn công tác BVCSTE, xây dựng xã phường phù hợp với TE tại tỉnh; tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác BVCSTE và triển khai các mô hình bảo vệ TE tại một số huyện; tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác BVCSTE

Tham gia thăm và tặng quà TE nhân dịp tết Thiếu nhi và tết Trung thu, nhân dịp tết Nguyên đán tại các tỉnh có TE tỉnh Cao Bằng đang được nuôi dưỡng và học tập tại các trung tâm trong và ngoài tỉnh

Tổng hợp số liệu cho báo cáo định kỳ về công tác BVCSTE

Tham mưu, xây dựng kế hoạch hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em (QBTTE)

Hướng dẫn các huyện, thành phố bằng văn bản, tổng hợp số liệu và xây dựng kế hoạch kinh phí đề nghị QBTTE Việt Nam hỗ trợ cho TE năm tiếp theo

Hướng dẫn các huyện, thành phố bằng văn bản về phẫu thuật vận động; Xây dựng Hợp đồng, thanh lý hợp đồng ba bên với SAPVN và Bệnh viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng Thái Nguyên cho TE; Đưa TE đi phẫu thuật vận động

Hướng dẫn các huyện, thành phố bằng văn bản về phẫu thuật nụ cười; Xây dựng Hợp đồng, thanh lý hợp đồng với QBTTE Việt Nam về phẫu thuật nụ cười cho TE; Đưa TE đi phẫu thuật nụ cười

Hướng dẫn các huyện, thành phố bằng văn bản về phẫu thuật mắt; Xây dựng Hợp đồng, thanh lý hợp đồng với QBTTE Việt Nam về phẫu thuật mắt cho TE; Đưa TE đi phẫu thuật mắt

Hướng dẫn các huyện, thành phố bằng văn bản có TE được nhận học bổng; Xây dựng Hợp đồng, thanh lý hợp đồng với QBTTE Việt Nam về học bổng Phú Mỹ Hưng

Hướng dẫn các huyện, thành phố bằng văn bản có TE được nhận học bổng Bảo Việt nhân thọ; Phối hợp với Bảo Việt nhân thọ lập các thủ tục trao học bổng cho học sinh nghèo, hiếu học

Hướng dẫn QBTTE các huyện, thành phố bằng văn bản báo cáo định kỳ về công tác QBTTE

Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động và phương hướng thực hiện năm tiếp theo về công tác QBTTE

Tham mưu, quyết định hỗ trợ cho TE bằng văn bản theo 4 mục tiêu chương trình của Quỹ

Tổng hợp số liệu cho báo cáo định kỳ về công tác QBTTE

b) Công tác Bình đẳng giới

Xây dựng kế hoach thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới trình UBND tỉnh phê duyệt; Nghiên cứu, xây dựng Chương trình công tác hàng năm (nghiên cứu, tổng hợp, soạn thảo)

Xây dựng kế hoach sử dụng kinh phí chương trình quốc gia về bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh (BĐG&VSTBCPN); xây dựng kế hoạch triển khai mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới và xây dựng Kế hoạch phân bổ kinh phí tập huấn BĐG&VSTBCPN hàng năm cho các huyện, Thành phố

Xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác BĐG&VSTBCPN

Nghiên cứu, tổng hợp xây dựng báo cáo công tác BĐG&VSTBCPN 6 tháng, năm và báo cáo giai đoạn.

Soạn thảo văn bản hướng dẫn các Sở, ban, ngành; các huyện, Thành phố triển khai chương trình công tác bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ;

Hướng dẫn, triển khai Mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại xã Dân chu, huyện Hòa an, tỉnh Cao Bằng

Tổng hợp xây dựng báo cáo kiểm tra tình hình triển khai công tác BĐG và VSTBCPN

Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho công tác tuyên  truyền, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về CTBĐG&VSTBCPN

Soạn thảo hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng công việc với các Sở, ban, ngành thực hiện, triển khai các Mô hình thực hiện Bình đẳng giới trong lính vực ngành, vùng có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các huyện, thành phố và các cơ quan, ban ngành của tỉnh.

3.6. Phó trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành

Quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động của phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ

 Xây dựng chương trình công tác năm về dạy nghề

 Tham mưu phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn cho các cơ sở dạy nghề

Hướng dẫn cơ sở dạy nghề thực hiện công tác tuyển sinh đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn

 Xem xét, phê duyệt kế hoạch tuyển sinh và kết quả tuyển sinh dạy nghề dài hạn; Tham gia thẩm định các kế hoạch dạy nghề ngắn hạn của các cơ sở dạy nghề

 Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư vấn học nghề; Xây dựng kế hoạch tổ chức giao ban về công tác dạy nghề tháng, quý, 6 tháng, năm

 Tham gia thẩm định dự toán kinh phí dạy nghề ngắn hạn của các cơ sở dạy nghề; Thẩm định hồ sơ và xác minh việc đăng ký mới, đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề; Thẩm định, phê duyệt chương, giáo trình dạy nghề ngắn hạn

 Triển khai cho các cơ sở dạy nghề thực hiện công tác xây dựng, chỉnh sửa chương trình, giáo trình dạy nghề ngắn hạn

Hướng dẫn cơ sở dạy nghề rà soát, bổ sung danh mục nghề đào tạo và dự toán mức chi phí đào tạo nghề ngắn hạn; Hướng dẫn cơ sở dạy nghề thực hiện công tác kiểm định chất lượng dạy nghề và tổng hợp kết quả báo cáo Tổng cục dạy nghề

Tổng hợp, thẩm định danh mục nghề đào tạo và mức chi phí các lớp đào tạo nghề ngắn hạn trình tỉnh phê duyệt

 Tổ chức điều tra, khảo sát và thẩm định, tổng hợp kết quả điều tra khảo sát nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh

 Kiểm tra công tác dạy nghề tại các địa phương, cơ sở có đăng ký hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh

 Tổng hợp và xây dựng báo cáo công tác quản lý dạy nghề của Phòng 6 tháng, 01 năm

 Tổng hợp và xây dụng báo cáo công tác dạy nghề  cho: họp giao ban;  sơ kết, tổng kết nội bộ ngành; các ngành của tỉnh; HĐND, UBND tỉnh và trung ương

 Tham dự các cuộc giao ban tại cơ quan, phòng chuyên môn và dự tập huấn tại tỉnh và Trung ương.

3.7. Phó Trưởng phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

Chỉ đạo các công việc của Chi cục khi Chi cục trưởng đi vắng.

 Chỉ đạo xây dựng  kế hoạch công tác phòng, chống mua bán người

 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện phối hợp liên ngành, đoàn thể liên quan thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

Chỉ đạo triển khai thực hiện một số mô hình điển hình về phòng chống mua bán người

 Giúp lãnh đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; xây dựng kế hoạch công tác phòng chống tệ nạn mại dâm, xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh.

* Công việc chuyên môn,  nghiệp vụ

Xây dựng đề án, nghị quyết và các phụ lục, tờ trình, gửi UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh

Trực tiếp thực hiện, theo dõi công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm

ban hành các văn bản hướng  dẫn các huyện thành phố kiểm tra, rà soát số nạn nhân bị mua bán trở về

 Phối hợp triển khai tại các xã điểm xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống ma túy, quản lý sau cai nghiện, giúp đỡ tạo việc làm cho người sau cai nghiện.

 Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ quy định tại Trung tâm - Giáo dục Lao động xã hội tỉnh và Trung tâm quản lý sau cai nghiện.

Xây dựng các chế độ, chính sách hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán trở về; Trực tiếp tổng hợp báo cáo kết quả rà soát nạn nhân bị mua bán trở về

 Kiểm tra, đôn đốc các huyện thành phố  rà soát số nạn nhân bị mua bán trở về lập hồ sơ để hỗ trợ khó khăn ban đầu tái hòa nhập cộng đồng.

 Hướng dẫn Trung tâm GD - LĐXH và các địa phương có nạn nhân bị mua bán trở về lập các thủ tục tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân

 Xem xét, phê duyệt kế hoạch tuyên truyền phòng, chống mua bán người ; Kiểm tra các đơn vị thực hiện các chương trình triển khai công tác phòng, chống mua bán người

 Hướng dẫn tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao năng lực cán bộ; phổ biến giáo dục pháp luật giải quyết, xử lý các nhiệm vụ.

 Tham dự các cuộc họp giao ban của cơ quan

 Tham dự các cuộc họp của Chi cục và các cuộc họp khác của cơ quan.

 Tham dự các cuộc họp trong tỉnh

 Tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn hàng năm

 Tham gia đi công tác ngoài tỉnh

3.8 Phó Chánh Thanh tra

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành

Quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động của phòng khi được Chánh thanh tra ủy quyền.

* Công việc chuyên môn, nghiệp vụ

 Nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm.

 Tham dự các cuộc họp giao ban của cơ quan hàng tháng

 Phụ trách mảng thanh tra chính sách xã hội: Bảo trợ xã hội; Bảo hiểm xã hội; Dạy nghề.

Tổ chức, tham gia các cuộc thanh tra, kiểm tra về lao động, BHXH, chính sách xã hội, Dạy nghề.

Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội, dạy nghề

Tham gia các cuộc điều tra tai nạn lao động

 Tham dự các cuộc họp UBND tỉnh và các ngành liên quan tổ chức

 Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm công tác thanh tra trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Tổng hợp báo cáo đơn thư trong lĩnh vực phụ trách

Chuẩn bị các nội dung cuộc họp BCĐ thuộc lĩnh vực ATVSLĐ

Tham dự các cuộc họp giao ban của cơ quan; Tham dự các cuộc họp đột xuất, định kỳ, về các lĩnh vực ATVSLĐ

Xây dựng kế hoạch chương trình công tác về lĩnh vực ATVSLĐ và kế hoạch triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ hàng năm và giai đoạn

Chuẩn bị nội dung phát động Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ; 

Nghiên cứu, soạn thảo văn bản hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp các sở, ban, ngành, huyện, thành phố tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ

Nghiên cứu, soạn thảo văn bản hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ động trong cơ sở lao động.

Nghiên cứu, soạn thảo văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ; kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng háo đặc thù về ATVSLĐ

Xây dựng các văn bản hướng dẫn các huyện, thành phố, tỉnh triển khai thực hiện Chương trình QGATVSLĐ

Nghiên cứu văn bản hướng dẫn của cấp trên, soạn thảo các tài liệu tập huấn nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ cho cán bộ quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ (cấp tỉnh, huyện, xã phường)

Nghiên cứu văn bản hướng dẫn của cấp trên, soạn thảo các loại tài liệu huấn luyện ATVSLĐ;

Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động; Tổ chức huấn luyện cán bộ làm công tác ATVSLĐ; Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Tổ chức huấn luyện người làm nghề, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm của các đơn vị, doanh nghiệp;

Hướng dẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động

Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các huyện, thành phố thực hiện điều tra, khảo sát người dân địa phương bị chết do TNLĐ hàng năm; Nắm tình hình thực hiện quản lý nhà nước về ATVSLĐ tại các huyện

Kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trong các đơn vị doanh nghiệp

Tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình QGATVSLĐ hàng năm và giai đoạn; báo cáo kết quả tổ chức tuần lễ QGATVSLĐ -PCCN; kết quả thực hiện công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh; kết quả kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trong các đơn vị doanh nghiệp

Tham gia các lớp bồi dưỡng hàng năm

Tham gia đi công tác ngoài tỉnh

3.9. Phó Chánh văn phòng

* Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

Chỉ đạo các công việc của phòng khi Chánh Văn phòng đi vắng.

* Công việc chuyên môn,  nghiệp vụ

a) Họp, tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, đi công tác

 Tham dự các cuộc họp giao ban của cơ quan

 Tham dự các cuộc họp Văn phòng và các cuộc họp khác của cơ quan.

 Tham dự các cuộc họp trong tỉnh

 Tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn hàng năm

 Tham gia đi công tác ngoài tỉnh

 Tham gia đi công tác các huyện trong tỉnh

b) Tổng hợp báo cáo, soạn thảo văn bản

- Tổng hợp báo cáo số liệu công việc được phụ trách phục vụ cho báo cáo chuyên môn tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm của phòng.

 Soạn thảo Báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính quí

 Lập kế hoạch mua sắm, sử dụng vật tư, văn phòng phẩm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chung của Sở.

 Xây dựng mục tiêu chất lượng hàng năm theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008; Kế hoạch tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ hàng năm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; 9001: 2015.

 Chuẩn bị hồ sơ của phòng về áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; 9001: 2015 phục vụ Đoàn đánh giá. Tham gia đoàn đánh giá các phòng.

 Xây dựng báo cáo tổng hợp đánh giá chất lượng nội bộ và báo cáo năm tình hình triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

 Văn bản Đăng ký cơ quan văn hóa; Xây dựng Báo cáo cơ quan văn hóa + các văn bản đề nghị công nhận cơ quan văn hóa.

c) Công tác quản lý tài chính, tài sản cố định, dự án

 Họp kiểm kê quỹ cơ quan

 Rà soát, tổng hợp, đề xuất việc xử lý và trang bị tài sản, thiết bị

 Thành lập Hội đồng kiểm kê;  hội đồng thanh lý Tài sản cố định

 Kiểm kê Tài sản cố định cuối năm; Thanh lý Tài sản cố định; Báo cáo Tài sản cố định.

 Thẩm định văn bản chuyên viên soạn thảo trước khi trình lãnh đạp Sở ký duyệt và các văn bản khi Chánh văn phòng ủy quyền: lịch công tác tuần, lệnh điều xe, giấy đi đường

 Bố trí phòng họp, kiểm tra điện, vệ sinh, ma két hội trường trước khi tổ chức các cuộc họp.

 Nghiên cứu văn bản mới của TW, Bộ, Ngành, tỉnh để vận dụng vào công tác chuyên môn.

 Kiểm tra công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu của cơ quan.

d) Công tác Thi đua - khen thưởng

 Công văn hướng dẫn các phòng, cán bộ, công chức, viên chức đăng ký thi đua

 Nội dung phát động thi đua (năm, quý, chuyên đề)

Đăng ký thi đua; Kế hoạch công tác TĐKT

QĐ kiện toàn HĐTĐ, HĐ sáng kiến giải pháp hữu ích

 Báo cáo Thi đua khen thưởng 6 tháng, năm

 Xây dựng bảng chỉ tiêu thi đua

 Cập nhật hồ sơ lưu trữ TĐKT

 Chuẩn bị các thủ tục cho họp HĐTĐKT, HĐ giải pháp sáng kiến

 Hoàn thiện Hồ sơ sau họp HĐTĐKT, HĐ giải pháp sáng kiến

4. Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: 

4.1.  Quản lý thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.

 Hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện chính sách mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn; Thực hiện chính sách giáo dục theo NĐ số 49, 74/CP, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi đôn đốc thực hiện; Tổng hợp rà soát, báo cáo kết quả; Hướng dẫn các địa phương thực hiện chương trình chăm sóc trẻ em có HC ĐBKK hàng năm và giai đoạn.

Hướng dẫn, kiểm tra, rà soát, đôn đốc các huyện, thành phố thực hiện chính sách mua thẻ bảo hiểm y tế; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố thực hiện chính sách giáo dục theo NĐ số 49

  Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em có HCĐBKK giai đoạn 2013 -2020

Thẩm định hồ sơ các đối tượng để tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Phật Tích và Trung tâm Bảo trợ xã hội theo quy định.

Kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện chính sách BHYT, chính sách giáo dục của các đơn vị  trên địa bàn;

Tổng hợp báo cáo kết thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế, chính sách giáo dục, các đối tượng bảo trợ xã hội theo định kỳ, đột xuất; Nhập dữ liệu quản lý đối tượng theo từng lĩnh vực, lập hồ sơ lưu trữ.

Theo dõi, quản lý các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Phật Tích và Trung tâm Bảo trợ xã hội.

- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, cộng tác viên công tác xã hội tại các cấp theo Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020; Triển khai  thực hiện Đề án 1215 về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 -2020.

- Thực hiện các cuộc điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm theo chương trình, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh; Theo dõi kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dự án mô hình giảm nghèo bền vững tại các huyện, nhập dữ liệu quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo; quản ký theo dõi biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.

4.2. Theo dõi công tác giảm nghèo bền vững:

Hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho hộ nghèo theo Nghị quyết 30a. Trực tiếp thẩm định, kiểm tra, tổng hợp chính sách hỗ trợ; Lập hồ sơ thủ tục, quản lý theo dõi; báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 30a/CP định kỳ và đột xuất .

Xây dựng kế hoạch; Triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ công tác; Nghiên cứu các văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ; Hướng dẫn các huyện nghèo xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-CP, thẩm định kế hoạch thực hiện của các huyện; Hướng dẫn các huyện nghèo triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho hộ nghèo theo Nghị quyết 30a

Thẩm đinh, kiểm tra, tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ gạo cho hộ nghèo theo Nghị quyết 30a

Lập hồ sơ thực hiện hỗ trợ gạo cho hộ nghèo theo Nghị quyết 30a

Kiểm tra, giám sát; Kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-CP tại 05 huyện nghèo; Kiểm tra, giám sát việc cấp gạo cho hộ nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP tại 05 huyện nghèo

Kiểm tra tình hình thực hiện mô hình giảm nghèoKiểm tra, phúc tra số liệu giảm nghèo tại các huyện, thành phố.

Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 30a/CP, báo cáo giảm nghèo định kỳ và đột xuất

4.3.Quản lý chính sách người có công:

Thực hiện chính sách mua thẻ BHYT cho thanh niên xung phong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ...

 Giải quyết trợ cấp tuất cho thân nhân NCC (Lão thành cách mạng, Tiền khởi nghĩa, Thương binh, Bệnh binh, Người HĐKC bị nhiễm CĐHH suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên);

 Giải quyết trợ cấp người phục vụ đối với Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, Người HĐKC bị nhiễm CĐHH suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

 Giải quyết trợ cấp mai táng phí cho thân nhân NCC thuộc diện được hưởng, thanh niên xung phong theo QĐ số 290/2005, thanh niên xung phong theo QĐ số 170/2008;

 Giải quyết trợ cấp hàng tháng đối với HĐKC, HĐCM bị địch bắt tù đày

 Giải quyết trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, công an nhân dân theo QĐ số 142/2008, QĐ số 53/2010.

 Giải quyết mai táng phí cho thân  nhân theo nghị định 150/2006

 Giải quyết trợ cấp một lần theo Quyết định 62/2011/QĐ-CP

 Giải quyết mai táng phí cho đối tượng theo Quyết định 62/2011/QĐ-CP

 Rà soát hồ sơ giải quyết trợ cấp một lần theo Quyết định 40/2011/QĐ-CP

 Thực hiện chính sách mua thẻ BHYT cho đối tượng theo Quyết định 62/2011

 Thực hiện chính sách chi trả DCCH  

 Soạn thảo các văn bản thuộc phạm vi nhiệm vụ;

 Xây dựng trương trình công tác, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công;

 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công.

4.4. Quản lý Hồ sơ người có công; Cấp và đổi thẻ thương, bệnh binh, chất độc hóa học, giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ...

 Cấp và đổi sổ ưu đãi giáo dục cho con của người có công với cách mạng.

 Quyết định cấp sổ ưu đãi giáo dục cho con của người có công với cách mạng.

Quyết định trợ cấp và cắt trợ cấp của thương, bệnh binh, chất độc hóa học.

 Giải quyết trợ cấp một lần đối người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được tặng thưởng Huân, Huy chương; người hoạt động kháng chiến đã chết trước ngày 01/01/1995.

 Di chuyển hồ sơ người có công đi nội, ngoại tỉnh.

 Di chuyển hài cốt liệt sỹ.  

 Duyệt quà Chủ tịch Tết Nguyên đán và quà 27/7 hàng năm.

 Tổng hợp báo cáo số liệu định kỳ.

 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công.

4.5. Quản lý Việc làm              

Công tác Quản lý Nhà nước về Bảo hiển xã hội, Thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH bắt buộc, tự nguyện; Các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật; Công tác xuất khẩu lao động, thực hiện các quy định về XKLĐ, các chế độ của người lao động.

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp:

 Nắm tình hình, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn (số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tỷ lệ tham gia so với người thuộc diện tham gia).

 Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định số lượng lao động tạm thời nghỉ việc đối với trường hợp doanh nghiệp xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

 Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động có hoàn cảnh khó khăn đề nghị hưởng trợ cấp theo Quyết định 3609/2005/QĐ-UBND ngày 21/12/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.

4.6. Bảo hiểm xã hội

- Lao động, tiền lương:

+ Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và đình công.

+ Hướng dẫn thực hiện chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp cổ phần hóa, giao, bán doanh nghiệp.

+ Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương; quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước; xếp hạng các doanh nghiệp nhà nước.

- Quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh: hướng dẫn, kiểm tra, nắm tình hình quản lý và sử dụng người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh; tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài, trình UBND tỉnh chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của các doanh nghiệp; thẩm định hồ sơ cấp, thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài; xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

- Theo dõi và tổng hợp số liệu, báo cáo tình hình tuyển chọn và đưa người lao động sang Trung Quốc làm việc theo Thỏa thuận hợp tác quản lý lao động qua biên giới; tình hình lao động của tỉnh sang Trung Quốc làm thuê trái phép.

4.7.Quản lý xuất khẩu lao động; Quản lý Tiền lương,

 Thông báo tổ chức đào tạo để tạo nguồn xuất khẩu lao động, tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hướng dẫn.

 Hướng dẫn và kiểm tra việc đăng ký hợp đồng của các doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân.

 Theo dõi tình hình, số liệu tuyển chọn và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

 Hướng dẫn tuyên truyền vận động người lao động cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc và nước ngoài về nước; theo dõi, tổng hợp số liệu lao động đang làm việc ở nước ngoài, lao động cư trú bất hợp pháp, lao động về nước 6 tháng, 01 năm theo từng thị trường.

 Rà soát, tổng hợp nhu cầu việc làm trong tỉnh, trong nước, xuất khẩu lao động của người lao động trên địa bàn.

           Thông báo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm.

 - Tham mưu, đề xuất các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp đảm nhận; dự thảo các văn bản thuộc phạm vi, nhiệm vụ; xây dựng chương trình công tác; tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

* Thông tin thị trường lao động:

           Hướng dẫn thực hiện thu thập, lưu giữ, phân tích tổng hợp thông tin thị trường lao động; tình hình sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp

 Hướng dẫn triển khai và tổng hợp số liệu chính sách việc làm công; chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, lao động nông thôn, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; chính sách tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù.

 Hướng dẫn thủ tục thành lập các tổ chức hoạt động Dịch vụ việc làm.

 Nắm tình hình hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động; nắm tình hình việc làm, thu nhập, điều kiện sinh hoạt của người lao động và thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh theo định kỳ hàng quý.

Hướng dẫn trình tự thủ tục tuyển lao động trong nước trên địa bàn tỉnh; giới thiệu các doanh nghiệp trực tiếp tuyển lao động tỉnh Cao Bằng đi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp.

* Chính sách lao động:

 Hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và lao động đặc thù.

 Hướng dẫn, tiếp nhận, theo dõi nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp, hợp tác xã.

          Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về cho thuê lại lao động, thống kê số lượng các doanh nghiệp cho thuê lại lao động và số lượng người lao động thuê lại.

          Rà soát thủ tục hành chính của phòng; tổng hợp, chuyển văn phòng các tin bài, văn bản liên quan đến hoạt động, nhiệm vụ của phòng.

 Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp của phòng, bao gồm: tổng hợp, chỉ tiêu giải quyết việc làm và tỷ lệ thất nghiệp; theo dõi số liệu liên quan đến hoạt động chuyên môn theo định kỳ 6 tháng, 01 năm; báo cáo công tác của phòng theo tháng, quý.

 Tham mưu, đề xuất các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp đảm nhận; dự thảo các văn bản thuộc phạm vi, nhiệm vụ; xây dựng chương trình công tác; tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

4.8. Quản lý công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em

Xây dựng và triển khai kế hoạch, hướng dẫn, thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em

Triển khai kế hoạch tập huấn công tác phòng chống tai nạn thương tích tại các huyện

Thực hiện kế hoạch thăm và tặng quà trẻ em nhân ngày lễ, tết; Triển khai thực hiện các loại kế hoạch, nhiệm vụ công tác bảo vệ chăm sóc trẻ nói chung; Kiểm tra, giám sát; Kiểm tra tình hình thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em

Tham mưu về công tác bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; thăm hỏi tặng quà cho trẻ nhân dịp lễ tết, và một số công việc khác của công tác bảo vệ và  chăm sóc trẻ em.

Theo dõi công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tại cơ sở dân lập, nhóm trẻ gia đình

Khảo sát, lập kế hoạch và nội dung kiểm tra kiểm soát công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các cơ sở dân lập, nhóm trẻ gia đình trên toàn thành phố; Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các cơ sở dân lập, nhóm trẻ gia đình trên toàn thành phố; Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm soát công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em tại các cơ sở được kiểm tra, trình lãnh đạo

Theo dõi công tác đánh giá xếp hạng địa phương về bảo vệ, chăm sóc  và giáo dục trẻ em; Thu thập thông tin bộ chỉ số xếp hạng địa phương về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Theo dõi cấp phát bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố việc quản lý, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em dưới 6 tuổi

- Phụ trách công tác thăm hỏi, tặng quà nhân các dịp lễ, tết ....cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực gia đình

- Tham gia triển khai thực hiện tập huấn các dự án, mô hình theo Quyết định 267/QĐ-TTg tại các huyện/ thành phố

-  Lên lớp tập huấn tại các huyện/ thành phố theo kế hoạch.

Tham mưu về lĩnh vực xã, phường phù hợp với trẻ em; trẻ em khuyết tật Mắt, môi, vận động.

* Xã, phường phù hợp với trẻ em

Tham mưu giúp trưởng phòng xây dựng dự thảo kế hoạch xã, phường phù hợp với trẻ em

Hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch xã, phường phù hợp với trẻ em

Tổ chức kiểm tra, giám sát về tình hình thực hiện, đăng ký các chỉ tiêu xã, phường phù hợp với trẻ em tại xã, phường.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ, giải quyết về công tác xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em.

Đôn đốc các đơn vị xây dựng kế hoạch xã, phường phù hợp với trẻ em; Hướng dẫn các huyện, thành phố về trình tự, thủ tục đánh giá và công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em; Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em.

4.9. Quản lý về bình đẳng giới

Xây dựng kế hoach thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới trình UBND tỉnh phê duyệt; Nghiên cứu, xây dựng Chương trình công tác hàng năm (nghiên cứu, tổng hợp, soạn thảo)

Xây dựng kế hoach sử dụng kinh phí chương trình quốc gia về bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh (BĐG&VSTBCPN); xây dựng kế hoạch triển khai mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới và xây dựng Kế hoạch phân bổ kinh phí tập huấn BĐG&VSTBCPN hàng năm cho các huyện, Thành phố

4.10. Quản lý Quỹ Trẻ em

Nghiên cứu văn bản của Quỹ Bảo trẻ em Việt Nam về kinh phí tài trợ, hướng dẫn khám sàng lọc và đưa trẻ đi phẫu thuật; Ban hành văn bản thông báo khám sàng lọc khuyết tật Mắt, nụ cười  cho trẻ em gửi Sở Y tế, các huyện, thành phố; Phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh thống nhất ngày kh¸m sàng lọc và chØ ®Þnh phÉu thuËt trẻ bị khuyÕt tËt Mắt, Nô c­êi; Tổ chức khám sàng lọc trẻ khuyết tật Mắt, Nụ cười; Tổng hợp số lượng trẻ em được chỉ định phấu thuật gửi Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam để đăng ký phẫu thuật Mắt, môi; Thống nhất với các Bệnh viện Trung ương về thời gian và lịch phẫu thuật nụ cười, Mắt cho trẻ emThông báo đưa trẻ được chỉ định phẫu thuật đi phẫu thuật tại Hà Nội

* Trẻ em khuyết tật hệ vận động

Phối hợp với Hội Thiện Nguyện SAP-VN, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên tổ chức khám sàng lọc trẻ em bị khuyết tật hệ vận động; Ban hành văn bản thông báo đối tượng, thời gian khám sàng lọc trẻ em khuyết tật hệ vận động gửi Sở Y tế, các huyện, thành phố thông báo đến gia đình có trẻ khuyết tật; Tiến hành khám, sàng lọc trẻ khuyết tật; Tổng hợp số lượng trẻ em được chỉ định phẫu thuật; Thông báo đưa trẻ đi phẫu thuật tại Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Thái Nguyên.

4.11. Quản lý về đào tạo nghề: Quản lý công tác học sinh, Sinh viên; công tác cán bộ, giáo viên và công tác quản lý giáo vụ; Tổng hợp, thống kê, cập nhật số liệu về dạy nghề; công tác tuyên truyền, tư vấn về học nghề; công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề.

* Công tác cán bộ, giáo viên

Hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc đánh giá, xếp loại giáo viênTổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên; Lập kế hoạch tổ chức Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; Tổ chức hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh cho giáo viên của các cơ sở dạy nghề; Lập kế hoạch, dự trù kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề; Tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đối với các cơ sở dạy nghề, báo cáo tổng cục Dạy nghề

Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề đăng ký tham gia kiểm tra, đánh giá kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề; Tổng hợp, xây dựng báo cáo danh sách đăng ký tham, đánh giá kỹ năng thực hành nghề; Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề chuẩn bị tổ chức, kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề; Hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc bồi dưỡng chính trị hè cho giáo viên và học sinh; Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề lập danh sách đăng ký tham dự khoá đào tạo cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề; Tổng hợp xây dựng báo cáo Tổng cục Dạy nghề danh sách đăng ký cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề; Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thực hiện công tác tự kiểm định chất lượng dạy nghề; Tổng hợp, xây dựng báo cáo tổng cục cục kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề

* Công tác Học sinh- Sinh viên

Hướng dẫn bồi dưỡng chính trị hè cho giáo viên và sinh hoạt đầu khóa cho học sinh; Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề tổ chức thi kiểm tra, tham gia thi tay nghề giỏi cho học sinh, sinh viên; Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thực hiện quy định tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ,thể thao cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề; Hướng dẫn các chế độ chính sách cho các cơ sở dạy nghề

* Công tác tổng hợp, cập nhật số liệu về dạy nghề

Hướng dẫn chỉ đạo các Phòng lao động các huyện tổng hợp báo cáo số liệu về chỉ tiêu giám sát, tổng hợp số liệu báo cáo Tổng cục; Tổng hợp số liệu báo cáo, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện dạy nghề dài hạn, ngắn hạn; Phối hợp với các ngành chức năng, cơ sở dạy tổ chức điều tra khảo sát nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh; Tổng hợp báo cáo công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề tại các huyện trên địa bàn tỉnh Thanh, kiểm tra các cơ sở dạy nghề;

 Tổng hợp, báo cáo về công tác dạy nghề cho các cuộc họp giao ban, sơ kết của ngành trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn các đơn vị tổng hợp báo cáo hàng tháng, quý về công tác dạy nghề; Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch dạy nghề hàng tháng, quý.

4.12. Quản lý phôi bằng, chứng chỉ

Kiểm tra giám sát việc in, quản lý, cấp phát bằng, chứng chỉ nghề của các cơ sơ trên địa bàn tỉnh; Đôn đốc các cơ sở dạy nghề theo dõi, quản lý công tác in, cấp phát phôi bằng, chứng chỉ nghề; Tổng hợp xây dựng báo cáo Tổng cục Dạy nghề tình hình in, cấp phát bằng, chúng chỉ nghề 6 tháng, 1 năm; Đôn đốc các cơ sở dạy nghề thực hiện việc quản lý sổ sách dạy và học trong các cơ sở dạy nghề trên đại bàn tỉnh; Kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý sổ sách tại các cơ sở dạy nghề

4. 13. Theo dõi công tác dạy nghề- Lao động sản xuất cho đối tượng nghiện ma túy, mại dâm.

Chỉ đạo, phối hợp với Cơ sở cai nghiện ma túy tổ chức tuyên truyền, giáo dục, dạy nghề cho đối tượng tại Cơ sở; Phối hợp với các cơ sở giáo dục lồng ghép công tác tuyên truyền phòng ngừa mua bán người, tác hại của mại dâm vào các buổi ngoại khóa; Tham gia phối hợp với Hội phụ nữ giáo dục vận động phụ nữ và trẻ em nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.

* Công tác cai nghiện và quản lý sau cai

 Xây dựng kế hoạch công tác cai nghiện ma túy và quản lý đối tượng sau cai nghiện; Hướng dẫn các huyện, thành phố lựa chọn các xã điểm về xây dựng xã, phường lành mạnh không tệ nạn ma túy; mô hình quản lý sau cai nghiện; đội công tác xã hội tình nguyện; Hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai.

 Hướng dẫn các huyện, thành phố về công tác lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc và công tác quản lý sau cai nghiện.

 Kiểm tra công tác tiếp nhận, chữa trị, giáo dục học viên, giải quyết thủ tục trao trả học viên về nơi cư trú tại Cơ sở Cai nghiện.

* Công tác phòng, chống mại dâm

 Xây dựng kế hoạch phòng, chống tệ nạn mại dâm trình UBND tỉnh phê duyệt; Hướng dẫn các các huyện, thành phố xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm; Hướng dẫn một số huyện, thành phố xây dựng mô hình phòng ngừa, giảm thiểu tác hại tệ nạn mại dâm; Kiểm tra tiến độ xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm; Đôn đốc các đơn vị thống kê các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhảy cảm có nghi ngờ hoạt động tệ nạn mại dâm; Tổng hợp các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhảy cảm có nghi ngờ hoạt động tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh; Báo cáo công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm hàng tháng, quý, 6 tháng đầu năm và báo cáo năm; Báo cáo xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm Báo cáo xây dựng mô hình phòng ngừa, giảm thiểu tác hại tệ nạn mại dâm.

4.14. Phòng chống tệ nạn xã hội

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền phòng, chống mại dâm; mua bán người; Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch công tác tuyên truyền tư vấn; Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; Nghiên cứu các loại văn bản về chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội; Xây dựng dự thảo kế hoạch tuyên truyền phòng, chống ma túy; Phối hợp với các sở ban, ngành liên quan chức tổ các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma túy; Hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng,  kế hoạch tuyên truyền về phòng, chống ma túy hàng năm; Nghiên cứu và xây dựng nội dung bài giảng về công tác phối hợp liên ngành phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác; Mở hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ cơ sở về tác hại của ma túy; công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.

4.15. Quản lý Tài chính –Kế toán

Hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, Thành Phố xây dựng dự toán, rà soát tình hình thực hiện dự toán và báo cáo điều chỉnh dự toán.

Tổng hợp dự toán nguồn kinh phí chi ưu đãi người có công của toàn tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ cho kỳ kế tiếp.

Phân bổ dự toán nguồn kinh phí chi ưu đãi người có công cho Phòng Lao động -TBXH các huyện, Thành Phố và Văn Phòng sở.

Tổng hợp báo cáo quyết toán nguồn KP chi ưu đãi người có công của 13 huyện, thành phố.

Xét duyệt báo cáo quyết toán nguồn KP chi ưu đãi người có công của 13 huyện, thành phố và Văn phòng sở.

Xét duyệt, thẩm định hồ sơ đối tượng Người có công được hưởng quà lễ tết nguyên đán, quà ngày 27.07

Tham gia xét duyệt, thẩm định hồ sơ đối tượng Người có công được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần theo Nghị định 89

Tổng hợp số liệu, làm tờ trình xin bổ sung kinh phí khi có các hoạt động phát sinh. Phân bổ dự toán khi có Quyết định của Bộ phân bổ.

Thực hiện công tác kế toán chi tiết tại Văn Phòng sở nguồn kinh phí chi ưu đãi người có công

Chuyển khoản thanh toán, Tổng hợp chứng từ thực hiện rút tiền mặt, thanh toán tạm ứng với kho bạc

Đối chiếu số liệu dự toán kinh phí NSNN với kho bạc (quý, năm)

Phân bổ dự toán nguồn kinh phí chi ưu đãi người có công cho Phòng Lao động -TBXH các huyện, Thành Phố và Văn Phòng sở.

Tổng hợp tình hình thực hiện dự toán, báo cáo Bộ Lao động - TBXH điều chỉnh dự toán nguồn kinh phí chi ưu đãi người có công cho Phòng Lao động -TBXH các huyện, Thành Phố và Văn Phòng

 Báo cáo định kỳ Bộ Lao động -TBXH tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý cấp phát kinh phí chi ưu đãi Người có công.

Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra công tác tài chính, công tác xây dựng dự toán , tham gia đoàn thanh tra của Sở về công tác chi ưu đãi người có công cho Phòng Lao động -TBXH các huyện, Thành Phố.

- Nghiên cứu tham gia góp ý các văn bản Trung ương, của Tỉnh liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

- Tham gia tập huấn chuyên môn của Bộ Lao động -TBXH các tổ chức và cơ quan khác.

- Tham gia họp phòng, họp cơ quan.

4.16.Quản lý kế hoạch –Thống kế, xây dựng cơ bản

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, giai đoạn và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành; Giao dự toán ngân sách hàng năm cho các đơn vị.

 Thanh toán khối lượng hoàn thành các chi phí: xây lắp, tư vấn xây dựng, chi phí khác...) theo dự toán được duyệt; Lập dự toán chi phí ban quản lý dự ánTính toán phụ cấp ban quản lý dự án; Tính toán công tác phí, xăng xe đi kiểm tra các công trình, chi phí khác; Lập phiếu thu, chi thanh toán phụ cấp ban quản lý dự án, công tác phí, xăng xe; Lập báo cáo quyết toán chi phí ban quản lý dự án (năm); Báo cáo sử dụng kinh phí khi có yêu cầu của các cơ quan liên quan (UBND, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính)

Lập kế hoạch kinh phí dự án; Giao dịch với Ngân hàng; Thanh toán phụ cấp BQLDA (quý); Lập phiếu thu, chi Thanh toán các khoản chi thực hiện dự án; Lập báo cáo tài chính (quý); Lập báo cáo quyết toán (năm)

Lập kế hoạch kinh phí các quỹ, chương trình; Giao dịch với Ngân hàng; Lập phiếu thu, chi Thanh toán các khoản chi thực hiện các quỹ; Lập báo cáo tài chính (quý); Lập báo cáo quyết toán (năm)

 Tham gia tập huấn chuyên môn của Bộ Lao động -TBXH các tổ chức và cơ quan khác.

4.17.Thanh tra viên phụ trách công tác thanh tra chung toàn ngành; giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp công dân.

Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; Thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch; Điều tra tai nạn lao động; Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo phân công.

Xây dựng kế hoạch thanh tra về chính sách ưu đãi người có công, Phòng, chống tệ nạn xã hội, công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, lao động, chính sách xã hội.

Giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Thường trực tiếp dân, báo cáo công tác tiếp dân.

Tổng hợp số liệu báo cáo định kỳ về việc giải quyết đơn thư trong lĩnh vực phụ trách

Tham gia các cuộc kiểm tra, thanh tra về lao động, chính sách xã hội.

4.18. Quản lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động

          Tham mưu giúp lãnh đạo trong lĩnh vực giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực: Bảo trợ xã hội, Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, An toàn lao động.

 Tham mưu giúp lãnh đạo phòng thực hiện công tác thuộc lĩnh vực An toàn lao động. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của các đơn vị, doanh nghiệp; tham gia tổ chức các lớp huấn luyện, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn lao động của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tư vấn cải thiện điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp; Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại và thực hiện chế độ bồi thường trợ cấp tai nạn lao động, BNN; Thống kê tai nạn lao động.

4.19. Pháp chế; Phụ trách công tác thi đua khen thưởng, tổng hợp, Quản trị mạng, thủ tục hành chính;

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thi đua của Sở; tổng hợp xây dựng báo cáo tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất về công tác thi đua của Sở; tổng kết hoạt động thi đua, đánh giá kết quả thi đua hàng năm; Chuẩn bị cho cuộc họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xét khen thưởng thành tích công tác năm; công tác năm học; khen thưởng cấp Nhà nước

- Quản lý hệ thống mạng máy tính nội bộ; đảm bảo hoạt động của hệ thống liên tục, thông suốt, áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh mạng.

- Kiểm tra, quản trị duy trì hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử eOffice và hệ thống mạng cơ quan

- Dự thảo báo cáo chuyên đề liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin

- Cài đặt, hướng dẫn sử dụng phần mềm Văn phòng điện tử eOffice cho cán bộ, công chức,

- Kiểm tra, nghiệm thu các trang thiết bị tin học, điện tử mua mới tại cơ quan

- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công nghệ thông tin

- Tổng hợp, xây dựng, hướng dẫn các phòng chuyên và hoàn thành các quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 theo đề án 30

- Chuẩn bị các hồ sơ, QMR, quy trình đánh giá TCVN ISO 9001: 2008 của Sở để phục vụ cho Đoàn đánh giá cấp chứng nhận

- Tham gia đoàn Đánh giá tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 các phòng 02 đợt; Đôn đốc, kiểm tra các phòng chuyên môn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Sở.

- Tổng hợp, theo dõi việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính của ngành; Tổng hợp số liệu của bộ phận một cửa theo qúi, 6 tháng, năm phục vụ cho làm báo cáo cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính.

- Nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của sở Lao động – Thương binh và xã hội, niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính

- Đôn đốc, kiểm tra các phòng chuyên môn bổ sung hoặc sửa đổi Bộ thủ tục hành chính của ngành hàng năm

- Tổng hợp sửa đổi, bổ sung Bộ thủ tục hành chính của ngành hàng năm.

- Biên tập trang thông tin cổng thông tin thành phần Sở Lao động - TBXH Cao Bằng

          5. Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ: 

5.1. Tổ chức, nhân sự

Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cơ quan hàng năm; Nghiên cứu, soạn thảo công văn, triển khai việc đánh giá công chức, viên chức và nhân viên của Sở cuối năm;  Soạn thảo các Quyết định nâng lương, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, phân công công tác, cử đi học, quyết định nâng lương, phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề, thông báo nghỉ hưu, quyết định nghỉ hưu…

- Rà soát, soạn thảo công văn kèm hồ sơ nâng lương trước thời hạn

- Rà soát, cập nhật, quản lý hồ sơ công chức, viên chức, nhân viên cơ quan;

- Công văn cử công chức, viên chức tham gia các Ban chỉ đạo, tổ chức phối hợp liên ngành.

- Tổng hợp thống kê công tác tổ chức cán bộ.

5.2. Hành chính tổng hợp

- Tổng hợp báo cáo số liệu công việc được phụ trách phục vụ cho báo cáo chuyên môn tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm của phòng.

- Soạn thảo Báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính quí

- Lập kế hoạch mua sắm, sử dụng vật tư, văn phòng phẩm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chung của Sở.

- Xây dựng mục tiêu chất lượng hàng năm theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008; Kế hoạch tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ hàng năm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; 9001: 2015.

- Chuẩn bị hồ sơ của phòng về áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; 9001: 2015 phục vụ Đoàn đánh giá. Tham gia đoàn đánh giá các phòng.

- Xây dựng báo cáo tổng hợp đánh giá chất lượng nội bộ và báo cáo năm tình hình triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

- Văn bản Đăng ký cơ quan văn hóa; Xây dựng Báo cáo cơ quan văn hóa + các văn bản đề nghị công nhận cơ quan văn hóa.

5.3. Hành chính một cửa

- Soạn thảo văn bản hướng dẫn các phòng, đơn vị trực thuộc về các nội dung liên quan: lịch công tác tuần, lệnh điều xe, giấy đi đường

- Rà soát, tổng hợp, đề xuất việc xử lý và trang bị tài sản, thiết bị

- Thành lập Hội đồng kiểm kê;  hội đồng thanh lý Tài sản cố định; Kiểm kê Tài sản cố định cuối năm; Thanh lý Tài sản cố định; Báo cáo Tài sản cố định.

- Bố trí phòng họp, kiểm tra điện, vệ sinh, ma két hội trường trước khi tổ chức các cuộc họp.

- Nghiên cứu văn bản mới của TW, Bộ, Ngành, tỉnh để vận dụng vào công tác chuyên môn.

- Kiểm tra công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu của cơ quan.

5.4. Quản trị công Sở, Công nghệ thông tin

- Hàng ngày kiểm tra, quản trị duy trì hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử eOffice và phần mềm Quản lý Dự án đầu tư của cơ quan.

- Cài đặt, hướng dẫn sử dụng phần mềm Văn phòng điện tử eOffice và phần mềm Quản lý Dự án đầu tư cho cán bộ, công chức, viên chức.

- Kiểm tra, nghiệm thu các trang thiết bị tin học, điện tử mua mới tại cơ quan.

- Cài đặt máy tính, máy in, hệ thống mạng LAN, mạng Internet.

- Dự thảo báo cáo chuyên đề liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin.

- Quản trị, biên tập trang thông tin Doanh nghiệp và đầu tư, cổng thông tin thành phần Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng.

- Hàng ngày nghiên cứu văn bản phục vụ công tác chuyên môn, nắm bắt thông tin trên mạng để phục vụ viết tin bài.

- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công nghệ thông tin.

- Họp UBND tỉnh, họp các ngành liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Đôn đốc, kiểm tra các phòng chuyên môn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Sở.

- Tham gia đoàn Đánh giá  tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 các phòng.

- Giám sát việc thay thế, sửa chữa hệ thống điện, nước, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài sản của cơ quan.

- Điều khiển hệ thống âm thanh, loa đài, ánh sáng, làm khẩu hiệu, khánh tiết các cuộc họp, hội nghị, tập huấn của cơ quan.

- Theo dõi quản lý và trực tiếp mua sắm trang thiết bị tin học, vật tư văn phòng phẩm của cơ quan.

- Tham gia các cuộc họp của văn phòng và các cuộc họp khác của cơ quan.

5.5. Văn thư, Lưu trữ, Thủ quỹ

- Tiếp nhận công văn đến, đóng dấu đến và vào sổ công văn.

- Foto coppy, sao chụp, scan, chuyển mạng eoffice công văn đến.

- Phân loại văn bản, chuyển giao công văn đến cho các phòng chuyên môn

- Foto coppy văn bản phục vụ các cuộc họp nội bộ cơ quan và các cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Vào sổ công văn đi để gửi đi và chuyển lại công văn đi cho phòng soạn thảo.

- Trình bày phong bì, cho văn bản vào phong bì, gửi đi và theo dõi văn bản đi.

- Tham gia các cuộc họp sơ kết, tổng kết, hội nghị cán bộ, công chức của cơ quan, của phòng.

- Tập huấn công tác Văn thư - Lưu trữ.

- Soạn thảo báo cáo công tác Văn thư - Lưu trữ năm.

- Xác định giá trị tài liệu lưu trữ; Thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ.

- Chỉnh lý tài liệu lưu trữ; Thống kê tài liệu lưu trữ.

- Lập hệ thống công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ.

- Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.

- Tham gia các cuộc họp sơ kết, tổng kết, hội nghị cán bộ, công chức của cơ quan, của phòng.

- Giao dịch rút tiền và nộp ngân sách tại kho bạc.

- Thực hiện các thủ tục thuc, chi và kiểm kê, kiểm quỹ theo quy định.

5.6. Lái xe (01 trong biên chế, 01 HĐ 68)

- Đưa, đón Lãnh đạo cơ quan đi công tác trong và ngoài tỉnh.

- Xây dựng văn bản đề xuất bảo dưỡng xe, thay thế phụ tùng xe.

Hàng ngày vệ sinh xe sạch sẽ, kiểm tra, bảo quản xe nhằm bảo đảm xe vận hành an toàn, phục vụ có hiệu quả, có mặt thường trực tại cơ quan khi không không đưa Lãnh đạo cơ quan đi công tác.

- Làm thủ tục đăng kiểm, bảo hiểm xe, bảo dưỡng xe định kỳ, sửa chữa xe.

- Tham gia các cuộc họp của phòng và các cuộc họp của cơ quan.    

          5.7. Tạp vụ, phô tô (HĐ 68)

- Hàng ngày dọn dẹp vệ sinh trong phòng Giám đốc, các Phó Giám đốc và phòng họp tầng 1, 3, các khu vệ sinh, hành lang, cầu thang, tiền sảnh cơ quan. Phục vụ các cuộc họp, hội nghị, chuẩn bị phòng họp, nước, chè cho các cuộc họp của cơ quan và các phòng chuyên môn.

- Tham gia các cuộc họp của phòng và các cuộc họp của cơ quan.

          5.11.  Bảo vệ (HĐ 68)

- Hàng ngày trông coi cơ quan, đảm bảo an toàn tài sản, an ninh trật tự cơ quan, ban đêm thường xuyên tuần tra, canh gác.

- Tham gia các cuộc họp của phòng và các cuộc họp của cơ quan.

- Tập huấn công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy.