Kết quả Hoạt động chuyển đổi số tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2022
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2022
1. Nhận thức số
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của cấp trên và cơ quan chuyên ngành về chuyển đổi số như: Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030; Kế hoạch số 2769/KH-UBND ngày 10/11/2020 của UBND tỉnh Cao Bằng về Chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 1406/KH-UBND ngày 07/6/2022 của UBND tỉnh Cao thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 07/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030... đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CBCCVC-NLĐ) thông qua các buổi sinh hoạt Đảng bộ, chi bộ, các cuộc họp giao ban, phần mềm quản lý văn bản và điều hành, trên Cổng thông tin điện tử. Phổ cập nhận diện Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10 đồng thời hiển thị bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên Trang thông tin điện tử của Sở để cá nhân, tổ chức có thể dễ dàng truy cập tiếp nhận các thông tin từ Ban chỉ đạo Chuyển đổi số quốc gia. Qua đó giúp cho cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ tầm quan trọng và nâng cao được ý thức, trách nhiệm việc chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.
2. Thể chế số
Thực hiện Công văn số 1153/STTTT-BCVTCNTT, ngày 23/9/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cao Bằng về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2022. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng và tổ chức thực hiện theo Kế hoạch số 1488/KH-SLĐTBXH, ngày 08/10/2021 về phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2022. Trong đó tập trung đẩy mạnh việc phát triển hạ tầng kĩ thuật; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng; Xây dựng kho dữ liệu dùng chung đầy đủ, chính xác về các lĩnh vực công tác của ngành Lao động –Thương binh và Xã hội (Đào tạo nghề; lao động - Việc làm; công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội; người có công; trẻ em và bình đẳng giới; an toàn vệ sinh lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng làm nền tảng cơ bản cho tiến trình chuyển đổi số; triển khai các giải pháp kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung giữa các hệ thống tin, cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực công tác của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; đáp ứng nhu cầu báo cáo, thống kê cho UBND các cấp và cơ quan quản lý chuyên môn về lĩnh vực công tác của ngành.
3. Hạ tầng số
100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính phục vụ công việc. Tính đến ngày 24/11/2022, Sở có 01 máy chủ (phần mềm eOffice, hiện nay không sử dụng), 44 máy tính để bàn và 121 máy tính để bàn, Latop tại các đơn vị trực thuộc. Máy tính được kết nối mạng LAN, WAN, Internet là 60; đường truyền internet cáp quang với tốc độ là 100Mbps (trừ 01 máy tính để thực hiện soạn thảo văn bản mật).
Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin: biện pháp sao lưu dự phòng dữ liệu cơ quan được sử dụng chủ yếu là USB và ổ cứng ngoài, đã trang bị phần mềm Internet security và Antivirus trên các máy tính của cơ quan (Kaspersky, BKAV và một số phần mềm khác).
4. Dữ liệu số
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục ứng dụng và khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành do UBND tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội triển khai, cụ thể như Hệ thống họp hội nghị trực tuyến, phần mềm họp không giấy, phần mềm igate Cao Bằng, phần mềm chữ ký số, Hệ thống một cửa điện tử dùng chung igate Cao Bằng; phản ánh kiến nghị Cổng dịch vụ công quốc gia; phản ánh kiến nghị tỉnh Cao Bằng, Hệ thống báo cáo tỉnh Cao Bằng, Hệ thống báo cáo Văn phòng Chính phủ; Hệ thống thông tin quản lý giảm nghèo và bảo trợ xã hội; Phần mềm tra cứu thông tin mộ liệt sĩ; Phần mềm nhập số liệu cung lao động; Phần mềm nhập số liệu cầu lao động; Phần mềm quản lý số liệu tuyển sinh, tốt nghiệp, việc làm; Hệ thống báo cáo, thống kê lĩnh vực ngành Lao động TBXH; Hệ thống quản lý trẻ em trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra trong năm 2022, Sở đã thực hiện xây dựng hệ thống an sinh xã hội, kho dữ liệu dùng chung đầy đủ, chính xác về các lĩnh vực công tác của ngành Lao động –Thương binh và Xã hội (Đào tạo nghề; lao động - Việc làm; công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội; người có công; trẻ em và bình đẳng giới; an toàn vệ sinh lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội).
5. Nền tảng số
Chủ động rà soát, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT và công tác chuyển đổi số nhằm đảm bảo điều kiện và dần từng bước chuyển đổi công nghệ áp dụng phù hợp với chuyển đổi số theo lộ trình phù hợp theo từng giai đoạn. Chuyển đổi phương thức làm việc từ trực tiếp lên các phương thức làm việc trực tuyến và số hóa tối đa các dữ liệu cho phép nhằm tăng hiệu năng, hiệu suất, hiệu quả thực thi nhiệm vụ.
6. Nhân lực số
Thường xuyên cử công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các nhiệm vụ được giao; tập huấn kỹ năng quản trị mạng; an toàn an ninh mạng; an toàn an ninh thông tin; tập huấn chữ ký số chuyên dùng. Qua đó nâng cao nhận thức và kiến thức về xây dựng, phát triển Chính quyền số, Chuyển đổi số. Phân công 01 công chức thực hiện kiêm nhiệm nhiệm vụ Quản trị mạng thực hiện theo dõi, xử lí các Hệ thống và phần mềm trong thực hiện nhiệm vụ.
7. An toàn thông tin mạng
Thường xuyên tiến hành rà soát, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, tránh rò rỉ thông tin, đánh cắp dữ liệu, chiếm quyền hệ thống. Duy trì hệ thống tường lửa, thiết lập hệ thống phát hiện xâm nhập để phát hiện và cảnh báo sớm các cuộc tấn công nhằm vào hệ thống; sao lưu thường xuyên các ứng dụng, cơ sở dữ liệu để có phương án dự phòng các bản sao lưu được tách khỏi máy chủ đang chạy dịch vụ về mặt vật lý. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và phát triển năng lực CNTT về an toàn thông tin.
8. Chính quyền số
8.1. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan:
100% các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở, các cán bộ, công chức, viên chức sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice, văn bản gửi đến được luân chuyển trong nội bộ cơ quan dưới dạng điện tử. Các văn bản của Sở được xử lý, có ký số ban hành đến các cơ quan, đơn vị thông qua phần mềm Quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice 4.0; 100% cán bộ, công chức thuộc Sở được đăng ký và sử dụng thư điện tử công vụ.
Trong năm 2022, Sở đã triển khai thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng các hệ thống, phần mềm, cụ thể: Hệ thống họp hội nghị trực tuyến, phần mềm họp không giấy, phần mềm igate Cao Bằng, phần mềm chữ ký số, Hệ thống một cửa điện tử dùng chung igate Cao Bằng; phản ánh kiến nghị Cổng dịch vụ công quốc gia; phản ánh kiến nghị tỉnh Cao Bằng, Hệ thống báo cáo tỉnh Cao Bằng, Hệ thống báo cáo Văn phòng Chính phủ; Hệ thống thông tin quản lý giảm nghèo và bảo trợ xã hội; Phần mềm tra cứu thông tin mộ liệt sĩ; Phần mềm nhập số liệu cung lao động; Phần mềm nhập số liệu cầu lao động; Phần mềm quản lý số liệu tuyển sinh, tốt nghiệp, việc làm; Hệ thống báo cáo, thống kê lĩnh vực ngành Lao động TBXH; Hệ thống quản lý trẻ em trên địa bàn tỉnh.
8.2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:
Thực hiện Quyết định số 984/QĐ-UBND ngày 26/8/2022 của Ủy ban nhân tỉnh Cao Bằng về ban hành Kế hoạch thúc đẩy hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đã thực hiện rà soát và ban hành thông báo 02 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh Cao Bằng.
Trang thông tin điện tử của Sở hiện đã cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, đảm bảo là kênh thông tin quan trọng kết nối giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền cơ quan.
Duy trì công khai 120 TTHC thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cao Bằng; 28 TTHC cấp huyện, 12 TTHC cấp xã. Đồng thời, đăng tải nội dung các quy trình nội bộ, quy trình liên thông cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thuộc lĩnh vực của Sở trong việc thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC lên trang thông tin điện tử tại địa chỉ http://soldtbxh.caobang.gov.vn để tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân tra cứu, tìm hiểu. Thực hiện có hiệu quả về việc công khai địa chỉ đường dây nóng và hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị, tố cáo về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp của công chức, viên chức ngành Lao động-TBXH được thực hiện theo đúng quy định.
9. Kinh phí thực hiện năm 2022
STT
|
Nội dung
|
Kinh phí
đã thực hiện
(Vnđ)
|
Ghi chú
|
1
|
Phần mềm diệt virus
|
700.000
|
|
2
|
Chữ ký số
|
6.137.000
|
|
3
|
Phần mềm Misa
|
3.600.000
|
|
4
|
Sữa chữa máy tính
|
13.646.500
|
|
5
|
Cước Internet
|
51.139.000
|
|
|
Tổng cộng:
|
75.222.500
|
|